Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
'Siêu trăng' sắp xuất hiện Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
'Siêu trăng' sắp xuất hiện Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 'Siêu trăng' sắp xuất hiện

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-05-02, 12:17 pm

'Siêu trăng' sắp xuất hiện


Hiện tượng trăng tròn cuối tuần này sẽ xảy ra khi mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện Sieu-trang-0
Khi siêu trăng xuất hiện gần đường chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến nó lớn hơn kích thước thật. Ảnh: zurmat.com.
Mặt trăng sẽ hiện ra với hình dạng tròn vào lúc 19h35
tối 5/5 theo giờ GMT (2h35 sáng 6/5 theo giờ Việt Nam). Do trăng tròn
trùng với khoảng thời gian nó tới cận điểm – điểm gần trái đất trên quỹ
đạo – nên người quan sát trên địa cầu sẽ thấy trăng to hơn mức bình
thường.

Khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất trong siêu
trăng hôm 6/5 sẽ là 356.955 km – ngắn nhất trong những lần mặt trăng tới
cận điểm trong năm 2012. Vì thế đây sẽ là siêu trăng lớn nhất trong
năm, Space cho biết.

Nhà khí tượng Joe Rao, một trong những cây bút của
trang Space, cho biết, do quỹ đạo của mặt trăng có hình dạng gần tròn
nên khoảng cách giữa nó với địa cầu tại cận điểm không phải là một con
số cố định, mà luôn dao động với tỷ lệ 3%.

Độ sáng của mặt trăng trong siêu trăng hôm 6/5 sẽ lớn
hơn khoảng 16% so với mức trung bình. Giới khoa học khẳng định siêu
trăng không phải là hiện tượng đáng lo ngại và không thể gây nên động
đất hay thủy triều mạnh.

“Tuy nhiên, thủy triều trên địa cầu sẽ dâng rất cao
hoặc rất thấp trong mỗi siêu trăng. Khi siêu trăng diễn ra ở cận điểm
vào hôm 6/5, lực hút từ mặt trăng sẽ khiến sức mạnh của thủy triều tăng
đáng kể”, Rao nói.

Các nhà thiên văn khuyên người dân quan sát siêu trăng
ngay sau khi nó mọc hoặc ngay trước khi nó lặn, bởi đó là thời khoảng
thời gian nó nằm sát đường chân trời. Khi mặt trăng di chuyển sát đường
chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến người quan sát cảm thấy nó lớn
hơn so với kích thước thật.

Minh Long
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-05-03, 8:16 pm

Có thể xem mưa sao băng tại Việt Nam sáng 6/5



SGTT.VN
- Vào ngày 6.5 tới, người yêu thiên văn có thể xem một phần của trận
mưa sao băng có tên Eta Aquarids diễn ra trên bầu trời phía Đông.




'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageHandlerundefined
Chòm sao Bảo Bình qua đồ hoạ của sciencephoto.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ tịch câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt
Nam, mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (còn
gọi là Bảo Bình). Đây là trận mưa sao băng nhỏ, với lượng sao băng ở
thời gian cực điểm chỉ khoảng 10 vệt/giờ.

Cùng với ảnh hưởng của
ánh trăng (thời điểm diễn ra mưa sao băng vào 16.4 Âm lịch), việc quan
sát trọn vẹn hiện tượng này là không thể. Tuy nhiên, người quan sát vẫn
có thể bắt gặp một số sao băng sáng nhất của trận mưa sao băng này.

Vẫn theo anh Sơn, thời tiết đầu mùa hè nhìn chung khá lý tưởng cho việc
quan sát bầu trời. Đặc biệt tại các khu vực và địa phương có mức độ ô
nhiễm khí quyển nhỏ, bầu trời về đêm những ngày này khá trong và người
quan sát có thể nhìn rõ các chòm sao nổi bật trên nền trời.

Thời
điểm tốt nhất để có thể quan sát một số sao băng của Eta Aquarids là
khoảng từ 4-5 giờ sáng ngày 6.5. Tại thời điểm này, mặt trăng đã xuống
rất thấp không gây nhiều ảnh hưởng tới khu vực quanh chòm sao
Aquarius-lúc này đang nằm khá cao trên chân trời phía Đông.
Theo Vietnamplus
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-05-03, 8:25 pm

Cuối tuần này lại có mưa sao băng

(Dân trí) - Rạng sáng ngày Chủ nhật tới (6/5),
người yêu thiên văn có thể được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng có tên
Eta Aquarids diễn ra trên bầu trời phía Đông.

Mưa sao băng Eta Aquarids (còn gọi là Bảo Bình). Đây là trận mưa sao
băng nhỏ, với lượng sao băng ở thời gian cực điểm chỉ khoảng 10 vệt/giờ.
Tuy nhiên, do thời điểm xảy ra mưa sao băng, ngay sau ngày rằm (16/4 âm
lịch), nên việc quan sát bị ảnh hưởng bởi ánh trăng bị ảnh hưởng. Vì
thế, người quan sát vẫn có thể bắt gặp một số sao băng sáng nhất của
trận mưa sao băng này.

Theo chuyên gia, thời điểm tốt nhất để có
thể quan sát một số sao băng của Eta Aquarids là khoảng từ 4-5 giờ sáng
ngày 6/5. Tại thời điểm này, Mặt Trăng đã xuống rất thấp không gây nhiều
ảnh hưởng tới khu vực quanh chòm sao Aquarius-lúc này đang nằm khá cao
trên chân trời phía Đông.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Saobng1_556ff

Mưa sao băng là tập hợp của một số lượng lớn các sao băng rơi xuống
cùng một thời điểm của năm. Khi sao chổi đi vào quỹ đạo của mặt trời,
chúng nổ tung ra thành những chùm mảnh vụn lạnh và nhỏ phân tán xung
quanh quỹ đạo của mặt trời. Nếu trái đất chuyển động xuyên qua chùm bụi
này thì chúng ta sẽ may mắn chứng kiến một trận mưa sao băng rực rỡ.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam
(VACA), trên thực tế, hầu các tháng trong năm đều xảy ra hiện tượng mưa
sao băng với cường độ lớn nhỏ khác nhau, chỉ chênh lệch giờ hoặc ngày so
với các năm.

Kinh nghiệm xem mưa sao băng là kiên trì, bởi mỗi trận mưa sao bằng
thường kéo dài từ 1 tới vài giờ. Khi xem nên nằm ngửa, nhìn bao quát về
phần bầu trời xung quanh chòm sao sẽ thấy được nhiều sao băng hơn.

P. Thanh
Về Đầu Trang Go down
nghiệp dư
Moderators
Moderators
nghiệp dư

Tên Thật : Trần Thanh Long
Tổng số bài gửi : 1078
Ngày gia nhập : 30/05/2011
Tuổi : 55
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : VTV-VTC-AVG
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-05-06, 11:06 pm

'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageView
"Siêu trăng" xuất hiện đằng sau đền, đông Athens, Hi Lạp - Ảnh: AP
Với Supermoom này, Hàn Mạc Tử có sống lại cũng phải "đóng cửa hàng". Rõ là cùng sống trên một hành tinh, cùng mặt trăng nhưng "siêu trăng - ngoại" thì xem hoành tráng hơn trăng "siêu trăng _ Việt". Trách sao tính chuộng hàng ngoại hay ngự trị trong tư tưởng người Việt.
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-05-06, 11:10 pm

Chiêm ngưỡng "siêu trăng" lớn nhất năm

(Dân trí) - Chị Hằng trở nên to lớn và lung linh hơn bao giờ hết vào đêm qua, khi mặt trăng ở gần trái đất nhất trong năm.



'Siêu trăng' sắp xuất hiện 1_129ad


vị trí cận điểm (gần trái đất nhất), mặt trăng chỉ cách trái đất
365.955 km. Hiện tượng này sẽ kéo dài vài phút vào lúc 23h35 giờ ET (giờ
đông bắc Mỹ) ngày 5/5, tức 10h35 ngày 6/5 giờ Việt Nam.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 0_742d6
Trăng tròn lớn khác thường mọc lên từ phía sau một tòa nhà chung cư ở Bucharest.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Copy-of-1_fa512
Trăng tròn trên mái vòm nhà thờ Mohamed Ali ở Cairo, ngày 5/5.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện Copy-of-2_5832a
Siêu mặt trăng ở trang trại gió Palm Springs, California, Mỹ.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện A1_98858
Mặt trăng đỏ rực lớn khác thường xuất hiện phía sau tòa nhà từng cao nhất New York Empire State.
'Siêu trăng' sắp xuất hiện A2_310f4
Trăng trên bức tượng Vua Carol I ở Budachest, Romania.
'Siêu trăng' sắp xuất hiện 2_7a917


"Siêu trăng" trên bức tượng thánh Isaak tại nhà thờ lớn ở St.Petersburg, Nga.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 3_02744
"Siêu trăng" trên bản sao Nữ thần tự do ở Pristina, thủ đô của Kosovo.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 4_292eb
Trăng tròn tại ngôi đền Poseidon ở Cape Sounion, đông nam Athens, Hy Lạp.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 1_80d54
Khoảnh khắc hiếm có của "siêu trăng" ở Amman.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 2_854f9
"Siêu trăng" bên trên một số tòa nhà cư ở Toronto, Canada.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 8_8cdd2

Khi xảy ra hiện tượng siêu trăng, mặt trăng sẽ lớn hơn khoảng 16% và sáng hơn 30% so với bình thường.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 9_6f652
"Siêu trăng" trên cầu Cribstone, đảo Bailey, Maine, Mỹ. "Siêu trăng" ở gần trái đất hơn khoảng 24.000km so với bình thường.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 10_393be
"Siêu trăng" ở Chicago, Mỹ.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 11_937be
Hartsgrove, Ohio, Mỹ.
'Siêu trăng' sắp xuất hiện 12_a88a3
Livermore, Maine, Mỹ.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 13_c715e
Livermore, Maine, Mỹ.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 14_7e5c7
Yuma, Arizona, Mỹ.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 15_b494e
Greeley, Colorado, Mỹ.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 16_69616
Trăng lớn khác thường trên cầu câu Anglin, Florida, Mỹ.


'Siêu trăng' sắp xuất hiện 18_61a79
Portland, Maine, Mỹ.

'Siêu trăng' sắp xuất hiện 17_a33f3
Theo các nhà thiên văn học, sự kiện mặt trăng lớn nhất trong năm này sẽ không gây ra bất cứ thảm họa nào cho trái đất.

Phan Anh

Tổng hợp
Về Đầu Trang Go down
ronaldor9
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
ronaldor9

Tên Thật : Nguyễn Thanh Tuấn
Tổng số bài gửi : 302
Ngày gia nhập : 29/12/2011
Tuổi : 39
Làm việc tại : ĐỒNG THÁP
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-06-04, 2:45 pm


Chiều tối nay, Việt Nam đón siêu nguyệt thực
Ở Hà Nội, người xem phải phải chờ đến 18h38 mới quan sát được hiện tượng này. Nguyệt thực kết thúc lúc 19h06.

Chiều tối nay, người dân các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát siêu nguyệt thực, bởi nguyệt thực một phần lần này gần trùng thời điểm với siêu trăng.

Theo Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), cực đại của nguyệt thực hôm nay diễn ra vào lúc 18h03 theo giờ Việt Nam.


"Lúc đó, 37% bề mặt mặt trăng sẽ bị che phủ. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 17h, khi mà trăng vẫn còn nằm dưới đường chân trời", Tuấn Duy nói.

Tuy nhiên, Đặng Tuấn Duy cho biết, do điều kiện không thuận lợi, nên người quan sát Việt Nam bỏ lỡ thời điểm bắt đầu của pha nhật thực, phải đến khoảng 13 phút sau pha cực đại lúc 18h03, mặt trăng mới nhô khỏi đường chân trời đối với TP HCM. Còn ở Hà Nội, người xem phải phải chờ đến 18h38 mới quan sát được hiện tượng này. Nguyệt thực kết thúc lúc 19h06.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất.

Hiện tượng nguyệt thực hôm nay xảy ra gần vào thời điểm mặt trăng tiến đến gần trái đất nhất trên quỹ đạo, vì thế nó được gọi là siêu nguyệt thực. Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ thấy siêu nguyệt thực trước bình minh. Còn người dân ở Australia, một số vùng ở Đông Á và các đảo trong Thái Bình Dương quan sát nguyệt thực sau khi mặt trời lặn.

Mark Hammergren - một nhà khoa học của Trung tâm Thiên văn Adler tại thành phố Chicago, Mỹ - khẳng định nguyệt thực gần trùng với siêu trăng là hiện tượng rất hiếm. "Siêu nguyệt thực chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian từ 10 tới 12 năm", ông nói.

Sau hiện tượng này, ngày 6.6, một hiện tượng thiên văn được trông đợi nhất trong năm là sao Kim đi qua mặt trời. Phải đợi 105 năm, hiện tượng này mới lặp lại lần nữa. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong 6h40 và mọi nơi trên thế giới đều có thể quan sát.
Theo VnExpress
Về Đầu Trang Go down
thanhqt
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
thanhqt

Tên Thật : THANH
Tổng số bài gửi : 353
Ngày gia nhập : 16/07/2011
Tuổi : 48
Đang sống tại : Quảng Trị
Làm việc tại : APTC
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-06-04, 3:29 pm

Sự kiện thiên văn thế kỷ: sao kim đi qua mặt trời

SGTT.VN - Vào sáng ngày 6.6, từ lúc mặt trời mọc tới khoảng giữa trưa, người dân Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng “lần đi qua đĩa mặt trời của kim tinh” (Venus transit) một trong những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất được tiên đoán trước bởi con người.




'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageHandler

Venus transit một trong những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất được tiên đoán trước bởi con người.


Sao kim sẽ xuất hiện như một đốm đen nhỏ di chuyển chậm cắt ngang mặt trời trong khoảng 7 tiếng. Hiện tượng này có thể không rực rỡ như nhật thực nhưng lại là một hiện tượng mà giới yêu thiên văn trên toàn thế giới đang lên cơn sốt vì tính hiếm gặp của nó và được mệnh danh là hiện tượng thiên văn thế kỷ. Đây có thể là lần duy nhất quan sát được trong cuộc đời của mỗi chúng ta bởi nếu bạn bỏ lỡ thì phải đến tháng 12.2117 sự kiện này mới diễn ra một lần nữa.

Lần quan sát Venus transit sắp tới hầu như các nước trên thế giới đều quan sát được. Ở các nước Trung Á, Ấn Độ và Tây Âu quan sát từ lúc mặt trời mọc sáng ngày 6.6 còn Bắc Trung Mỹ có thể quan sát được lúc mặt trời lặn ngày 5.6. Việt Nam khá may mắn nằm trong vùng quan sát được gần như toàn bộ diễn biến của sự kiện lần này, từ lúc mặt trời mọc khoảng 5h30 tới gần 11:44AM, trong hơn 6 giờ (giờ tương ứng tại TP.HCM).

Đừng bỏ lỡ dịp cuối trong đời




'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageHandler

Trong quá khứ, tính từ lúc phát minh ra kính thiên văn (1610) thì chỉ có bảy lần Venus transit diễn ra mà thôi.


Trong tám năm sao Kim sẽ di chuyển đến vị trí chính giữa của trái đất và mặt trời 5 lần, thời điểm này các nhà thiên văn gọi là giao hội. Nếu như quĩ đạo quay quanh mặt trời của trái đất và sao kim trùng nhau thì lần giao hội nào chúng ta cũng sẽ thấy sao kim di chuyển qua mặt trời khi nhìn từ trái đất. Thế nhưng mặt phẳng quĩ đạo trái đất và sao kim quay quanh mặt trời lại nghiêng với nhau một góc khoảng 3.4 độ khiến cho hiện tượng này diễn ra cực kỳ hiếm. Chỉ khi nào giao hội diễn ra vào ngay thời điểm sao kim ở gần vị trí giao nhau giữa hai mặt phẳng quĩ đạo thì hiện tượng Venus transit mới có thể diễn ra. Sao kim đi qua mặt trời thường xảy ra liên tiếp hai lần cách nhau tám năm, nhưng sau đó phải hơn một thế kỉ mới có thể quan sát lại. Lần gần đây nhất là vào năm 2004 nên tháng 6 này sẽ là lần cuối cùng cho tất cả chúng ta quan sát, vì lần kế tiếp sẽ đến tận năm 2117.

Trong quá khứ, tính từ lúc phát minh ra kính thiên văn (1610) thì chỉ có bảy lần Venus transit diễn ra mà thôi. Venus transit là hiện tượng có vị trí quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Các nhà khoa học đã từng dùng nó để tính toán khoảng cách từ chúng ta tới mặt trời dùng phương pháp thị sai, định luật III Kepler và phương pháp đo đạc tam giác. Từ các thông tin thu thập này, quy mô của hệ Mặt trời và khoảng cách tới các hành tinh khác dần hé lộ, và cũng từ quan sát Venus transit mà các nhà khoa học khám phá ra khí quyển hành tinh này.

Ngày nay các nhà khoa học vẫn hào hứng với Venus transit vì nhiều lý do khác. Ví dụ như tàu Solar Dynamics Observatory của NASA sẽ quan sát hiện tượng này vào tháng 6 nhằm kiểm tra thiết bị và nghiên cứu thêm về khí quyển của kim tinh. Và kính thiên văn không gian Hubble cũng sẽ quan sát Venus transit bằng cách sử dụng mặt trăng như một tấm gương để thử nghiệm một phương pháp vốn có thể thám hiểm khí quyển của những hành tinh ngoài hệ xa xôi.

Khoảnh khắc sao hôm thành sao mai




*** Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) sẽ tổ chức một buổi quan sát hiện tượng đặc sắc này dành cho mọi người yêu thiên văn, đặc biệt là các thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên.

Thời gian: 8g00 - 11g00 sáng thứ tư 06.06.2012

Địa điểm: Nhà thiếu nhi Thành phố, 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3

Địa điểm gửi xe: cổng số 2 Tú Xương hoặc cổng số 36 Lê Quý Đôn

*** CLB Thiên văn Bách khoa (TP.Đà Nẵng) sẽ tổ chức quan sát hiện tượng Nguyệt thực một phần dành cho các đối tượng sinh viên học sinh.

Thời gian: 18h00 chiều ngày nay, 4.6 tại công viên Biển Đông, đằng sau tượng Mẹ Âu Cơ, TP.Đà Nẵng.


Sao kim trong dân gian Việt Nam còn có hai cái tên quen thuộc là sao hôm và sao mai. Do sự di chuyển quay quanh mặt trời của sao kim mà có lúc ta nhìn thấy nó ở phía tây khi mặt trời vừa lặn, đó là lúc nó có tên gọi là sao hôm. Ngược lại vài tháng sau sao kim sẽ xuất hiện khi mặt trời mọc ở hướng Đông. Khi đó nó có tên gọi là sao mai. Vào sáng ngày 6.6.2012, chúng ta sẽ chứng kiến một khoảnh khắc thú vị khi sao kim di chuyển từ phía Đông sang phía Tây của mặt trời chuyển biến tên gọi từ sao hôm sang sao mai. Và có lẽ chỉ một lần trong đời ta có thể thấy và cảm nhận được rõ thời điểm này.

Làm thế nào để quan sát hiện tượng cực kì thú vị này?

Quan sát sao kim đi qua mặt trời cũng giống như quan sát nhật thực, có nghĩa là chúng ta phải có những dụng cụ để bảo vệ mắt. Ta có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thông qua kính chuyên dụng để quan sát nhật thực, được các tổ chức thiên văn có uy tín sản xuất. Ngoài ra có thể dùng kính thợ hàn có độ tối 14 để quan sát, hoặc một giải pháp rẻ tiền là để một tấm gương nhỏ trong chậu nước pha mực đen và quan sát bóng mặt trời được phản chiếu.

Các nhà thiên văn khuyến cao không dùng phim X quang, kính râm, giấy nhôm gói quà... các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì sẽ không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại gây tổn hại cho mắt có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn. Đối với những người có kính thiên văn hoặc ống nhòm có thể hướng kính về phía mặt trời và chiếu ảnh qua một tấm bìa đặt ở phía sau. Và chỉ có thể quan sát trực tiếp khi có thiết bị lọc mặt trời chuyên dụng che ở vật kính.




Tối nay 4.6, nguyệt thực một phần

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng tối của trái đất. Cực đại của nguyệt thực năm nay diễn ra vào lúc 18h03 theo giờ Việt Nam ngày 4.6. Theo đó 37% bề mặt mặt trăng sẽ bị che phủ. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 17h, khi mà trăng vẫn còn nằm dưới đường chân trời. Chúng ta cũng bỏ lỡ thời điểm bắt đầu của pha nguyệt thực khi mà phải đến khoảng 13 phút sau pha cực đại lúc 18h03, mặt trăng mới nhô khỏi đường chân trời đối với TP.HCM. Ai ở Hà Nội sẽ phải chờ đến 18h38 mới quan sát được sự kiện thú vị này. Nguyệt thực kết thúc lúc 19h06. Khác với nhật thực và Venus transit, người muốn quan sát không cần phải sử dụng kính lọc hay tấm lọc mặt trời để quan sát. Tất nhiên sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu quan sát qua một ống nhòm hay kính thiên văn.


Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
http://anhphat.thv.vn/
thanhqt
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
thanhqt

Tên Thật : THANH
Tổng số bài gửi : 353
Ngày gia nhập : 16/07/2011
Tuổi : 48
Đang sống tại : Quảng Trị
Làm việc tại : APTC
Giới tính : Nam

'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime2012-06-04, 3:32 pm

Sự kiện thiên văn thế kỷ: sao kim đi qua mặt trời

SGTT.VN - Vào sáng ngày 6.6, từ lúc mặt trời mọc tới khoảng giữa trưa, người dân Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới sẽ được chiêm ngưỡng “lần đi qua đĩa mặt trời của kim tinh” (Venus transit) một trong những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất được tiên đoán trước bởi con người.




'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageHandler

Venus transit một trong những hiện tượng thiên văn hiếm gặp nhất được tiên đoán trước bởi con người.


Sao kim sẽ xuất hiện như một đốm đen nhỏ di chuyển chậm cắt ngang mặt trời trong khoảng 7 tiếng. Hiện tượng này có thể không rực rỡ như nhật thực nhưng lại là một hiện tượng mà giới yêu thiên văn trên toàn thế giới đang lên cơn sốt vì tính hiếm gặp của nó và được mệnh danh là hiện tượng thiên văn thế kỷ. Đây có thể là lần duy nhất quan sát được trong cuộc đời của mỗi chúng ta bởi nếu bạn bỏ lỡ thì phải đến tháng 12.2117 sự kiện này mới diễn ra một lần nữa.

Lần quan sát Venus transit sắp tới hầu như các nước trên thế giới đều quan sát được. Ở các nước Trung Á, Ấn Độ và Tây Âu quan sát từ lúc mặt trời mọc sáng ngày 6.6 còn Bắc Trung Mỹ có thể quan sát được lúc mặt trời lặn ngày 5.6. Việt Nam khá may mắn nằm trong vùng quan sát được gần như toàn bộ diễn biến của sự kiện lần này, từ lúc mặt trời mọc khoảng 5h30 tới gần 11:44AM, trong hơn 6 giờ (giờ tương ứng tại TP.HCM).

Đừng bỏ lỡ dịp cuối trong đời




'Siêu trăng' sắp xuất hiện ImageHandler

Trong quá khứ, tính từ lúc phát minh ra kính thiên văn (1610) thì chỉ có bảy lần Venus transit diễn ra mà thôi.


Trong tám năm sao Kim sẽ di chuyển đến vị trí chính giữa của trái đất và mặt trời 5 lần, thời điểm này các nhà thiên văn gọi là giao hội. Nếu như quĩ đạo quay quanh mặt trời của trái đất và sao kim trùng nhau thì lần giao hội nào chúng ta cũng sẽ thấy sao kim di chuyển qua mặt trời khi nhìn từ trái đất. Thế nhưng mặt phẳng quĩ đạo trái đất và sao kim quay quanh mặt trời lại nghiêng với nhau một góc khoảng 3.4 độ khiến cho hiện tượng này diễn ra cực kỳ hiếm. Chỉ khi nào giao hội diễn ra vào ngay thời điểm sao kim ở gần vị trí giao nhau giữa hai mặt phẳng quĩ đạo thì hiện tượng Venus transit mới có thể diễn ra. Sao kim đi qua mặt trời thường xảy ra liên tiếp hai lần cách nhau tám năm, nhưng sau đó phải hơn một thế kỉ mới có thể quan sát lại. Lần gần đây nhất là vào năm 2004 nên tháng 6 này sẽ là lần cuối cùng cho tất cả chúng ta quan sát, vì lần kế tiếp sẽ đến tận năm 2117.

Trong quá khứ, tính từ lúc phát minh ra kính thiên văn (1610) thì chỉ có bảy lần Venus transit diễn ra mà thôi. Venus transit là hiện tượng có vị trí quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Các nhà khoa học đã từng dùng nó để tính toán khoảng cách từ chúng ta tới mặt trời dùng phương pháp thị sai, định luật III Kepler và phương pháp đo đạc tam giác. Từ các thông tin thu thập này, quy mô của hệ Mặt trời và khoảng cách tới các hành tinh khác dần hé lộ, và cũng từ quan sát Venus transit mà các nhà khoa học khám phá ra khí quyển hành tinh này.

Ngày nay các nhà khoa học vẫn hào hứng với Venus transit vì nhiều lý do khác. Ví dụ như tàu Solar Dynamics Observatory của NASA sẽ quan sát hiện tượng này vào tháng 6 nhằm kiểm tra thiết bị và nghiên cứu thêm về khí quyển của kim tinh. Và kính thiên văn không gian Hubble cũng sẽ quan sát Venus transit bằng cách sử dụng mặt trăng như một tấm gương để thử nghiệm một phương pháp vốn có thể thám hiểm khí quyển của những hành tinh ngoài hệ xa xôi.

Khoảnh khắc sao hôm thành sao mai




*** Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) sẽ tổ chức một buổi quan sát hiện tượng đặc sắc này dành cho mọi người yêu thiên văn, đặc biệt là các thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên.

Thời gian: 8g00 - 11g00 sáng thứ tư 06.06.2012

Địa điểm: Nhà thiếu nhi Thành phố, 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3

Địa điểm gửi xe: cổng số 2 Tú Xương hoặc cổng số 36 Lê Quý Đôn

*** CLB Thiên văn Bách khoa (TP.Đà Nẵng) sẽ tổ chức quan sát hiện tượng Nguyệt thực một phần dành cho các đối tượng sinh viên học sinh.

Thời gian: 18h00 chiều ngày nay, 4.6 tại công viên Biển Đông, đằng sau tượng Mẹ Âu Cơ, TP.Đà Nẵng.


Sao kim trong dân gian Việt Nam còn có hai cái tên quen thuộc là sao hôm và sao mai. Do sự di chuyển quay quanh mặt trời của sao kim mà có lúc ta nhìn thấy nó ở phía tây khi mặt trời vừa lặn, đó là lúc nó có tên gọi là sao hôm. Ngược lại vài tháng sau sao kim sẽ xuất hiện khi mặt trời mọc ở hướng Đông. Khi đó nó có tên gọi là sao mai. Vào sáng ngày 6.6.2012, chúng ta sẽ chứng kiến một khoảnh khắc thú vị khi sao kim di chuyển từ phía Đông sang phía Tây của mặt trời chuyển biến tên gọi từ sao hôm sang sao mai. Và có lẽ chỉ một lần trong đời ta có thể thấy và cảm nhận được rõ thời điểm này.

Làm thế nào để quan sát hiện tượng cực kì thú vị này?

Quan sát sao kim đi qua mặt trời cũng giống như quan sát nhật thực, có nghĩa là chúng ta phải có những dụng cụ để bảo vệ mắt. Ta có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thông qua kính chuyên dụng để quan sát nhật thực, được các tổ chức thiên văn có uy tín sản xuất. Ngoài ra có thể dùng kính thợ hàn có độ tối 14 để quan sát, hoặc một giải pháp rẻ tiền là để một tấm gương nhỏ trong chậu nước pha mực đen và quan sát bóng mặt trời được phản chiếu.

Các nhà thiên văn khuyến cao không dùng phim X quang, kính râm, giấy nhôm gói quà... các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì sẽ không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại gây tổn hại cho mắt có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn. Đối với những người có kính thiên văn hoặc ống nhòm có thể hướng kính về phía mặt trời và chiếu ảnh qua một tấm bìa đặt ở phía sau. Và chỉ có thể quan sát trực tiếp khi có thiết bị lọc mặt trời chuyên dụng che ở vật kính.




Tối nay 4.6, nguyệt thực một phần

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng tối của trái đất. Cực đại của nguyệt thực năm nay diễn ra vào lúc 18h03 theo giờ Việt Nam ngày 4.6. Theo đó 37% bề mặt mặt trăng sẽ bị che phủ. Thời điểm bắt đầu nguyệt thực là lúc 17h, khi mà trăng vẫn còn nằm dưới đường chân trời. Chúng ta cũng bỏ lỡ thời điểm bắt đầu của pha nguyệt thực khi mà phải đến khoảng 13 phút sau pha cực đại lúc 18h03, mặt trăng mới nhô khỏi đường chân trời đối với TP.HCM. Ai ở Hà Nội sẽ phải chờ đến 18h38 mới quan sát được sự kiện thú vị này. Nguyệt thực kết thúc lúc 19h06. Khác với nhật thực và Venus transit, người muốn quan sát không cần phải sử dụng kính lọc hay tấm lọc mặt trời để quan sát. Tất nhiên sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu quan sát qua một ống nhòm hay kính thiên văn.


Theo [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
http://anhphat.thv.vn/
Sponsored content




'Siêu trăng' sắp xuất hiện Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Siêu trăng' sắp xuất hiện   'Siêu trăng' sắp xuất hiện I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

'Siêu trăng' sắp xuất hiện

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» iPhone 4 phiên bản màu trắng sẽ không xuất hiện trước cuối tháng 7
» Server Huyền Thoại Khai mở Máy Chủ 2 : SIÊU THẦN. Đua top hấp dẫn - trùng sinh nhận trang bị khủng - phi phong siêu thần đại thánh - Skill 150 mới lạ.
» Hiện tượng vòi rồng lửa đáng sợ xuất hiện ở Mỹ
» Phát hiện mới về “siêu Trái đất”
» UFO đã từng xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Technology :: UFO - Vật Thể Bay Không Xác Định-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất