Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 mổ xẻ lnb!!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
bangtrinh07
Moderators
Moderators
bangtrinh07

Tên Thật : phó ngọc bảo
Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011
Tuổi : 39
Đang sống tại : Đồng Nai
Làm việc tại : Đài Nông
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2012-05-28, 12:31 am

First topic message reminder :

phần 1.

LNB
có tiếng dân dã ở chợ giời Hà Nội là kim thu, Sài Thành là nhuỵ, là cái
cục bằng nắm tay đặt ở tâm hội tụ của chảo. Downconverter là chuyển đổi
(convert) xuống tần số thấp (down), "Low noise block downconverter" là
"chuyển xuống tần số thấp dạng cục ít ồn". Nó thuộc phần tương tư của
thiết bị thu, chuyển tần số cao của sóng vê tinh thành tần số L băng
thấp dễ tải trong cáp 75 ôm ( 75 ohm, cũng là cáp đồng trục dùng cho
truyền hình cáp ). Cáp này cắm vào đầu thu, hộp cao tần ở đầu thu sẽ
chon lọc khếch đại tiếp, và cho tín hiệu ra đầu cuối cùng của phần tương
tự, đến IC AD trên phần số của đầu thu.

Nguồn LNB lấy từ đầu
thu, tín hiệu đầu thu điều khiển LNB và chảo, tín hiệu LNB bơm xuống đầu
thu... đều truyền qua cáp đồng trục 75 ôm, cáp ấy cũng giống như là cáp
đồng trục của ăng ten truyền hình mặt đất (ăng ten giàn), hay cáp của
truyền hình cáp cũng vậy, chỉ khác là đầu cáp LNB-đầu thu lắp giắc khác
truyền hình cáp và ăng ten giàn. Một số thiết bị khác như Switch đón lấy
tín hiệu đầu thu điều khiển LNB để thực hiện chức năng của nó, như chia
tín hiệu LNB cho nhiều máy thu, đương nhiên switch-tổng đài của ăng ten
cũng thay mặt đầu thu điều khiển các LNB. Nói cách khác, switch có
nhiều đầu ra đến nhiều đầu thu để một hay một nhóm ăng ten chảo-LNB được
nhiều đầu thu dùng chung, switch nhận lệnh điều khiển của từng đầu thu
và biến đổi lệnh đó sao cho hợp lý, rồi điều khiển chính nó ( switch )
và các LNB mắc vào nó. Với một cấu tạo đơn giản hơn, thì cácc sp
chia đơn giản tín hiệu từ LNB ra nhiều đầu thu, chỉ có một đầu thu
trong số dó được điều khiển LNB, nên các đầu khác mất một phần chức năng
như chọn phân cực và chọn LO, điều này được các nhà vận hành vệ tinh
đặt các nhà thiết kế để có được những vệ tinh cho phép mọi đầu thu mắc
vào sp
vẫn đủ chức năng, thích hợp với các thành phố hiện đại rất hiếm chỗ đặt
chảo. Cái hài hước là, Vinasat-1 có khả năng làm điều đó trong dải Ku,
vì nó chỉ có một phân cực H không cần lệnh chọn phân cực, và dải tần của
nó hẹp chỉ cần một LO không cần lệnh chọn LO, nhưng điều đó không được
thực hiện vì các hãng khai thác Vinasat-1 dùng các đầu thu rất lởm không
thu được toàn dải tần và cần đến lệnh điều khiển LO, các đầu thu này
bán đắt gấp 5-7 lần đầu thu cùng chức năng, và nếu như không bán cho
Vinasat-1 thì các hãng sản xuất đầu thu này như Opentel chỉ bán được cho
hổ, điều đó không có gì lạ vì bản thân cái Vinasat cũng vậy.

Gọi
là "ăng ten vệ tinh" thì hiểu đó là bộ chảo, gồm chảo có bộ giá hướng
ba góc AES và một cái LNB nối với đầu thu. Thế nhưng mà, LNB không thật
sự là một kim thu, cũng như chảo không là một ăng ten trong cách thường
gọi nó. Ăng ten, antenna là dây trời, thì trong LNB có cả dây trời và
dây đất. Kim thu là cái kim bé tẹo nằm bên trong LNB chứ cái LNB không
phải là kim thu, và cần hiểu "cách thường gọi".

low noise block
LNB là những thiết bị điện tử được bọc kín trong hộp kim loại chống
nhiễu ( low noise block = khối kín ít nhiễu), đương nhiên có thể hiểu là
nó có downconverter được đóng hộp (block) và có upconverter cũng được
đóng hộp và đều là LNB. Tuy nhiên, đó là ngôn ngữ của các kỹ sư, ngôn
ngữ dân dã thì LNB được dùng để chỉ cái downconverter. Vì mật độ công
suất bức xạ của tín hiệu vệ tinh khi đến mặt đất rất lớn nên phải nhét
mạch downconverter vào trong cái low noise block và chọn lọc khếch đại
nó lên đủ khỏe trước khi nó ra khỏi cái low noise block đó, để mà không
khếch đại chọn lọc luôn cả nhiễu nền. Trong khi đó mạch upconverter để
bắn lên vệ tinh thì sóng của nó khỏe tưng bừng không cần cái low noise
block, mà cái block của mạch này dùng để bảo vệ những người gần nó khỏi
sóng siêu cao tần. Đại khái nghĩa từ có nguồn gốc như thế.

LNB dùng làm gì ?

Ngôn
ngữ nhiều học vấn về Hình Học hơn ? LNB ? Nó là cục thiết bị bằng nắm
tay đặt ở chỗ chảo hội tụ, thu lấy tín hiệu và truyền vào cáp đến đầu
thu. LNB được nuôi bằng nguồn từ đầu thu truyền qua cáp, LNB cũng nhận
lênh điều khiển qua tín hiệu 22KHz và mức điện áp mà đầu thu truyền vào
cáp, các thiết bị khác trên đường dây như motor chảo cũng đươc đầu thu
điều khiển bằng tín hiêu 22KHz này. Ngoài ra, về hình học thì một số kim
thu có cái đầu bọp chống ngấm nước, một số thì không - phải quấn cao su
đốt co. Miệng LNB bằng khoảng bước sóng, C band là 10 phân còn Ku
thường là 4, miệng LNB là cái hốc hội tụ (feedhorn) như một phần tử
trong mảng của ăng ten mảng pha dùng trên radar. Cái hốc hội tụ
(feedhorn) dẫn sóng đến ống dẫn sóng tube. Với các LNB thường dùng thu
các vệ tinh phân cực vuông góc, thì ống này có hai "kim thu" vuông góc
với nhau để thu hai phân cực đó, nằm trong ống dẫn sóng tube. Mỗi kim
thu có thể đối diện với một mặt phằng trên thành ống để dao động cho
khỏe. Các kim thu này dẫn dao động điện nó thu được đến mạch điện tử ít
ồn nằm ngay chân của kim nhưng ngăn cách với kim bởi thành ống kim loại.
Cái hốc hội tụ và ống như thế có cấu tạo hình học rắc rối nên gia công
cắt gọt đột dập khá đắt, ngày nay thường đúc nhôm áp lực cao rồi sửa lại
chút giá rẻ bèo, vì cái ngành úc áp lực nhôm ngày nay chạy bằng máy tự
động.

Định nghĩa về mặt điện tử ? Thực chất, thiết bị này bao gồm
tính năng trung tần. Nó trộn tín hiệu cao tần từ vệ tinh (Input band
thường có 3 dải C, Ku và Ka), vào tần riêng tạo ra bên trong LNB (Local
Oscillator LO frequency), ra cái trung tần là hiệu của chúng nằm trong
băng L 950-1950 MHz. Trung tần thường được gọi là tần số đầu ra cáp của
LNB (Output L band into cable), trung tần được ký hiệu đúng là IF
Intermediate Frequencie, IF thuận tiện cho truyền dẫn chọn lọc khếch
đại... Trung tần bao gồm nhiều tần số của cả dải, mỗi TP trên vệ tinh
phát đi một tần số cao tần, tất cả các phân cực phù hợp với phân cực
đang được LNB thu, và nằm trong dải thiết kế của LNB, đều được biến đổi
vào cáp và mỗi cao tần ấy biến thành một trung tần trong cáp. Nó cũng
như cái radio chế tạo ra trung tần bằng tần số thu được từ ăng ten và
tần số bộ dao động nội, rồi chon lọc khuếch đại trung tần ấy dễ dàng,
trước khi lọc lấy âm tần từ trung tần, cho ra loa. Trung tần IF đi ra
khỏi LNB bằng dây cáp đồng trục và do đó đóng kín mạch chống nhiễu từ
trong LNB, đến lớp vỏ ngoài cáp đồng trục và chui vào trong hộp cao tần
của đầu thu, tất cả mọi điểm đều bọc kim loại kín, và do đó dây không
được nối, nếu nối phải làm vỏ dây khá khoai. Hộp cao tần của đầu thu
thật ra là xử lý các trung tần được LNB chuyển đến, hộp này bằng bao
diêm hay đơn giản hơn là hàn lên như là một phần của board mạch chính.
Hộp cao tần nó được điều khiển số, lọc lấy sóng cần thu là một trong số
nhiều trung tần mà LNB gửi đến đầu thu, là một sóng mang đã được điều
biến (điều biến là nhét tín hiệu tương tự cần tải vào sóng mang), và lọc
tiếp ra hạ tần như là "âm tần" của radio, tức là tín hiệu tương tự mà
sóng mang tải đi. "Âm tần" hay hạ tần của máy thu vệ tinh không tồn tại
quá lâu mà nó được số hóa thành một chuỗi bít số để sử lý tiếp ở phần số
cũng ở trong đầu thu.

Mỗi trung tần từ LNB đó trước đây mang
một kênh truyền hình tương tự và ngày nay số hóa thành 20-30 kênh truyền
hình số, tương ứng với một bộ phát đáp TP của vệ tinh. Như thế, dù vệ
tinh có phát nhiều TP trong một dải như dải Ku, nhưng hãng truyền hình
chỉ dùng một vài TP đó, thì vẫn có thể dùng các sp
đơn giản rẻ tiền để dùng chung LNB. Ví dụ, trên dải Ku của Vinasat-1
thì như sau: VTV chỉ có 1 TP thì chia dễ dàng khỏi nghĩ, VTC có nhiều TP
nhưng làm được điều đó, K+ phải dùng switch, AVG trên NSS6 cũng dễ dàng
chia tín hiệu LNB cho nhiều đầu thu dùng chung bằng sp đơn giản rẻ tiền.

LNB
có thể có nhiều LO, thông thường nhất là 1-2 LO, nếu như có 2 LO thì LO
được chọn bằng 22KHz on/off, off là thấp, ví như LNB của Vinasat-1 thì
có 2 LO là 9750-10600, 22KHz off là 9750 và on là 10600. Tín hiệu 22KHz
là nháy xung nhọn trên đường nguồn xuống 0 volt. Single LNB cùng lúc chỉ
cho 1 phân cực chạy và chỉ có 1 đầu ra, 2 phân cực của LNB được chọn
bằng điện áp nuôi, 13 volt là đứng V và 18 volt là ngang H. Các Dual LNB
có 2 mạch chạy 2 phân cực cùng lúc, dùng cho các switch nhiều người
dùng 1 ăng ten. Dual LNB có 2 đầu ra mỗi đầu ra một phân cực và 2 đầu đó
cắm vào 2 đầu vào của switch. Thời trước đây, có lúc phân cực được chọn
bằng motor quay, rồi đến thời 2 LNB phi vào hai đầu vào của đầu thu,
sau đó nhập 2 LNB đó thành một cái Dual LNB tiện dùng ngày nay, khi mà
mỗi cái LNB có giá chỉ 70k vnđ.

LNB gồm có 2 phần, là phần thu sóng và mạch điện tử. Phần thu sóng là
kim thu nằm trong hốc hội tụ. Trong hốc hội tu có các mặt tạo thành hốc
cộng hưởng với dải tần làm việc. Một LNB thông thường có 2 bộ cộng hưởng
vuông góc nhau để sử lý 2 phân cực vuông góc với nhau. Phần mach điên
tử cần bảo vệ kỹ và có phần chỉnh cộng hưởng rất chính xác, được nhà sản
xuất hiệu chỉnh thủ công hay bằng máy rồi dán lại, nên LNB hỏng thì
tháo ra làm ... đồ chơi. Nếu như đã có cái LNB hỏng như thế, thì con
Standard LNB sẽ có một vít chỉnh và con Universal LNB sẽ có nhiều hơn,
thường là 2 vít chỉnh, mỗi vít một LO, các vít này chỉnh điện dung cái
tụ. Nguồn nuôi thường là bác 7808 có cái biến trở bên cạnh.

Định nghĩa theo quan điểm cái ví ? Ví như K+ Vinasat1 mua con
9750MHz giá 70k (nhưng nếu có chữ K+ trên đó sẽ được cái LNB tồi hơn và
đắt gấp rưỡi). Các LNB dùng cho C hiện nay hầu như chỉ dùng con có LO
5150MHz giá 150k (cả hai đều là giá hàng Tầu). LNB có cả C và KU thì hài
hước là sẽ có 2 hoặc 3 đầu ra vì thực chất nó là 2 LNB C và Ku, hoặc là
2 LNB Ku và 1 LNB C nhét chung một cái hốc hội tụ (feedhorn) . Một LNB
phổ thông có trên 2 LO, các LO này nằm giữa một ngưỡng cao và một thấp,
nhờ thế mà đầu thu tiết kiệm hơn. Riêng K+ nó bớt xén mà bán đắt hơn,
chỗ nào cũng thấy nó vặt.

Gọi là kim thu là vì cái ăng ten nằm
trong LNB có hình kim đối diện với mặt đặt dọc chiều phân cực. Đây là
dạng ăng ten thu tín hiệu phân cưc có dạng điện cực, 2 điện cực đặt theo
hướng dao động điện trường và bố trí cảm-dung sao cho dải tần số vệ
tinh dễ đi qua, ngay sát cái kim thu ấy là cái mach chọn loc khuyết đại
nên tín hiệu được chuyển thành L band từ lúc còn rất sạch. LNB chỉ cho
ra L band, vẫn là tín hiệu tương tự, tín hiệu này tiếp tục được sử lý
trong cục cao tần như cục cao tần TV hàn trên main board của đầu thu.
Sau cục cao tần trên mới đến AD và có tín hiệu số để mạch vi sử lý nấu
nướng, tất cả đều nằm trong hộp đầu thu.

Khi mua và setup LNB bạn cần quan tâm đến băng tần C/Ku/Ka,
góc xoắn S trên ăng ten và config cái LNB trong đầu thu. Đương nhiên
đơn giản nhất có thể kể, Ku của Vinassat-1 là 09750-10600, Thaicom-5 và
Asiasat-5 là 11300. Hầu hết các băng C là 5150.


Định nghĩa của lợn.

Mà sao, cứ dính cái gì vào vinasat là y như cái đó ngu như lợn.
Thực chất, bộ khếch đại tạp nhiễu thấp có tên là LNA Low Noise
Amplifier. Bên trong cái LNB thông dụng cũng có mạch LNA, nhưng chức
năng của cái LNB không phải là LNA và nhiều cái LNB dek cần LNA. Nhắc
lại là, LNB là cái cục dùng để đổi ( convert ) sóng mang từ cao tần (
C, Ku và Ka) xuống dải thấp hơn (down, downconverter ) ra cái trung tần.
Dải thấp hơn thường dùng là băng L từ 950-1950 MHz dễ truyền các các
thiết bị rẻ tiền như cáp đồng trục 75 ôm. Tín hiệu ra của LNB đó là
trung tần IF, Intermediate Frequencie. Tất cả các máy thu radio như đài,
TV, đầu kỹ thuật số mặt đất... đều dùng trung tần chứ chẳng riêng gì
cái bộ thu chảo. LN là low noise, độ ồn thấp.

Chúng ta cần phân
biệt rõ ràng 2 lớp LNB và LNA. Khi sử dụng LNB thì khả năng tải tối đa
của sóng mang là băng L, khả năng tải tối đa của sóng mang, tức băng
thông tối đa mỗi sóng mang thường là số bít mối giây bằng 1/10 dao động
mỗi giây, tức băng L chỉ mang được tối đa 1/10-1/5 tối đa của băng Ku,
do băng L có tần số 950-1950 MHz còn Ku là 10.000 MHz . Như vậy, khả
năng tải tối đa của cách dùng LNB thông dụng là rất phí năng lực vệ
tinh. Nếu như chuyển sang LNA, thì cùng công suất phát đó và đơn giản
hơn là cùng chính cái vệ tinh đó, sẽ có khả năng tải tín hiệu gấp năm
mười lần, số kênh gấp năm mười lần... Có điều này do người ta chạy đua
làm giảm giá máy thu gia đình, trước đây, LNB sinh ra khi chưa có truyền
hình số, vẫn là tương tự, mỗi sóng mang một kênh, nên không cần đến
tăng băng thông.

Ngày nay, cái cáp đồng trục 75 ôm sau cái LNB là
nghẽn cổ chai băng thông từ vệ tinh xuống máy thu vì nó chỉ tải được
băng L, sóng trung tần hạng cao 1950 MHz cũng chỉ tải được tối đa 195
MBPS (mega bô, mega bít per second, BPS), còn nếu khai thác hết Ku cỡ 10
GHz thì bằng thông tối đa là 1 GBPS. Mặt khác, hộp cao tần và một phần
mạch số của đầu thu nhét vừa cái LNB hiện đại, hộp cao tần vốn bằng bao
diêm. Vậy nên người ta đang nghĩ ra các cách ném cái băng L trong cáp 75
ôm đi. Một cách là phần số tống lên trên cái chỗ ngày nay đặt cái LNB,
chọn ra kênh đang cần thu chứ không truyền xuống toàn bộ sóng mang như
cũ, đến dưới giải mã tiếp. Hai là thay cáp đồng trục 75 ôm bằng cáp
quang và cũng thay cái LNB ở tiêu điểm chảo bằng cái "digital
LNA-receiver". Vấn đề là ngày nay chuyển lên tận dụng hết băng thông
Ku/Ka thì dễ dàng với những chảo có nhiệm vụ tải đường trục điện
thoai-internet, thường dùng ở vùng xa xôi, ví như người Nga khai thác
các vệ tinh AM, việc dùng hay không dùng sóng trung tần L không quan hệ
gì đến cái vệ tinh vốn chỉ biết relay tức khuếch đại sóng truyền từ mặt
đất lên, đúng nghĩa một cái ăng ten trên cao, và như thế để một cái chảo
internet của làng tăng băng thông lên gấp 5 gấp 10 lần thì chỉ cần hai
chảo hai đầu đường dây cải tiến phương pháp truyền mà không cần bắt dân
làng trèo lên vệ tinh chỉnh sửa. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở truyền hình,
người ta không thể đồng loạt bắt toàn bộ thiên hạ thay LNB bằng
"digital LNA-receiver", tổng trị giá thay thế gấp nhiều lần một cái vệ
tinh truyền hình.

Việc cái gì ngồi vào chỗ cái LNB hiện tại còn
rất dài, hiện chỉ dùng cho các thiết bị thu phát như nối mạng trục hay
truyền hình lưu động... vì chúng đắt. Rất có thể cái LNA sẽ thế chỗ cái
LNB hay rất có thể là một cái gì đó khác. Tuy vậy, cái LNB không phải
cái LNA. Đương nhiên, hiện nay các LNB có mạch LNA, nhưng trong lịch sử
đã khối con LNB không hề có mạch LNA. Mặt khác, Ekran là loại truyền
hình vệ tinh cổ xưa không dùng LNB mà chỉ dùng khếch đại VHF.

Đương nhiên, LNB không phải''bộ khuyết đại tạp nhiểu thấp''
theo cách hiểu của loài lợn. Tiếng Việt đúng cho nó là "cục chuyển
xuống đóng kín ít ồn" / "cục chuyển xuống tần thấp đóng kín ít ồn", cục
đóng kín là block, chuyển là converter, xuống là down-đáng ra phải thêm
tần thành xuống tần, nhưng tiếng Anh không có nên tiếng Việt thêm cũng
được mà để nguyên cũng được. Thích lịch sự đỡ cảm giác thối thì thay cục
bằng hộp hay bộ, ít ồn là low noise chứ ồn thì nó không có tần cao hay
thấp, mà nó chỉ có ít hay nhiều.
Ngược với downconverter, Block Upconverter.

Khi
truyền từ vệ tinh xuống thì có downconverter. Khi truyền lên thì có
Upconverter. Đương nhiên, nếu bên thu tận dụng sóng mang từ vệ tinh gấp
năm mười lần hiện nay bỏ cái bặng L thì bên phát cũng bỏ cái
Upconverter.
Nó cũng
có thể có low noise trong trường hợp thu phát một chảo. Trong nhiều
trường hợp người ta thu và phát ở hai chảo khác nhau và lúc đó thì cái
chảo phát dùng Upconverter không cần đóng hộp bộ Upconverter trong vỏ
ngăn nhiễu.

Ku, Ka và C band, kích thước chảo và kích thước miệng LNB.
Kim
thu nằm trong LNB được bọc trong ống dẫn sóng từ miệng loa LNB (ống là
tube, loa là hốc hội tụ feedhorrm), miệng loa LNB được thiết kế xấp xỉ
bước sóng, Ku là 4cm, Ka dải cao là 1 cm, C band là 10 cm. Cái ống dẫn
sóng này có tác dụng rất tốt khi ngăn nhiễu, đặc biêt là nhiễu mạnh từ
tín hiệu điều khiển đường dây 22KHz. Thông thường, các vệ tinh thiết kế 2
băng C và Ku, các vệ tinh hiện đại nhất hiện có dùng Ku và Ka. Chúng ta
hiểu rằng, mỗi dải sóng là khoảng bước sóng có thể dùng chung các quy
luật vật lý, cũng như thiết bị, ví dụ, cái chảo và cái LNB của băng C to
tướng, chảo mấy mét, LNB 10 phân, còn Ku dùng chảo 55-75 phân. Mỗi dải
sóng đó (như C và Ku, Ka...) lại được chia thành nhiều dải nhỏ, ví như
Ku được chia thành hai mảng lớn có tần số truyền xuống 10700MHz-11700MHz
và 11700MHz-12700MHz.

Một nghịch lý là, nếu như cùng nhìn vào
một vệ tinh thì rất có thể sẽ phải dùng 2 ăng ten C và Ku chẳng hạn, vì
không có LNB C chung với Ku. Ra chợ trời họ hô là có, nhưng 800k 1 con
C-Ku, thế thì mua thêm cái ăng ten 140k cho Ku đặt cạnh ăng ten C kinh
tế hơn và .... lắm của hơn. Thật ra, dễ dàng nối LNB C vào đít cái LNB
Ku vì chúng chỉ là cái ống kim loại, ở ta đắt là vì ít người mua thứ
hàng đó, người nhập khẩu phải bù giá bán chậm.

Nhiều người nghĩ
rằng cái chảo hội tụ để cho sóng khỏe, thật ra không phải như thế, sóng
yếu đến mấy thì mạch khuyếch đại hiện nay với các transistor cỡ nano vẫn
khếch đại được. Người ta dùng loa định hướng để sóng ở miệng LNB có
cường độ trội hơn với ồn nhiễu nền xung quanh, tách đươc tín hiệu ra
khỏi nhiễu nền, không riêng gì ăng ten vê tinh mà trước cả ăng ten vệ
tinh, các radar đã ứng dụng. Khi hướng ăng ten đúng vào nguồn phát như
vệ tinh, thì nhiễu nền vẫn như vậy nhưng sóng có ích trội hơn hàng trăm
lần, thuân tiên cho thu-phát. Cũng vì lỹ do đó, truyền hình mặt đất dùng
ăng ten không định hướng chỉ có một số lượng nhỏ sóng mang, còn trên
trời, chỉ cần các vệ tinh cách nhau 4 độ là chúng ta đã có 2 đài phát
cùng một sóng mang dùng được bởi các máy thu rẻ tiền, và như thế trên
đầu mỗi người số lượng kênh truyền hình có thể thu được rất lớn, hàng
ngàn hàng vạn kênh.

Sóng không thể hội tụ nhỏ quá bước sóng,
nên miệng LNB làm khoảng bằng bước sóng, bé hơn thì thiệt mà to hơn thì
nhiễu. Như thế, diện tích cái chảo lớn gấp mấy trăm lần miệng LNB thì sẽ
làm sóng trội hơn mấy trăm lần, ví dụ cái chảo 55 phân và LNB Ku 4 phân
trội hơn 196 lần nếu như dùng hội tụ trung tâm axial feed.
Khi dùng cùng LNB, nếu đường kính chảo to lên gấp đôi và chất lượng
chảo vẫn tốt, thì độ trội của sóng ở miệng LNB tăng lên 4 lần, như thế,
một cái ăng ten Ku đến 1,4 mét là quá cực đỉnh. Ăng ten 55 phân không
thu được đủ các Ku trên trời miền Bắc, nhưng cái 75 phân thì tạm tạm. Ku
có các thể loại 55 phân (bán kính hôi tụ focus length 42 phân), 75
phân, 90 phân và 1 mét tư. Chảo C band không cần chính xác như Ku thường
được ghép cho gọn, thì mét rưỡi là hơi nhỏ. Nếu như cái chảo 55 phân đủ
dùng cho LNB Ku 4 phân, thì cái LNB C band cần ít nhất cái chảo có
đường kính 55 phân x 10 / 4 = mét rưỡi. Cũng như thế, Ka band có LNB
đường kính 1 phân cần ít nhất cái chảo 55 x 1 / 4 = 14 phân, nếu như các
mặt khác của kỹ thuật được giải quyết với hiêu quả tương đương. Ở ta
thì không quan tâm đến Ka vì dải sóng quý giá hiện đại này thừa cơm mà
ngó đến nước Vịt Cạc cho tốn năng lượng.

Băng thông cuả vệ tinh và LNB

Hiện
nay, do dùng băng L truyền vào cáp có tần số 950-1959 MHz, nên băng
thông của LNB được giới hạn bởi khả năng mang của L băng này. Nhắc lại
chút, cái nghẽn cổ chai này chỉ do dùng dây cáp đồng trục 75 ôm truyền
thống. Nếu như các mặt khác của kỹ thuât được đảm bảo đầy đủ, thì mỗi
sóng 2 GHz tải tối đa được 200 mage bít / giây = 25 mega byte / giây.
Các sóng băng L 950-1950 tải được tối đa 95-195 mega bit / giây. Với kỹ
thuật số hiện nay, con số này tương đương với 20-30 kênh truyền hình
chất lượng cao, tức là băng thông của mỗi TP trên vệ tinh. Thông thường,
sóng mang có thể tải được số bít bằng 1/10 dao động nhưng với ngành
truyền hình thì tỷ số này hiện nay rất thấp, đương nhiên băng Ku 10GHz
phải to gấp 5 lần băng L 2 GHz.

Cũng như thế, mỗi vệ tinh có 10
sóng mang dải C hoặc Ku thì nó có băng thông 0,95-1,95 GBPS (giga bit
per second), đây là nói con số tối đa và thực tế rất khó đạt được, nhất
là mặt truyền hình phải chiều các máy thu rẻ tiền. Con số này chỉ là
100-200 mega byte / giây, rất thấp so với các đường vi-ba trên bộ và cáp
trên biển (Vietel khoảng 15 GBPS nối quốc tế, gấp 15 lần năng lực thiết
kế dải Ku của Vinasat-1, gấp 30 lần dải C của Vinasat-1. Hay tuyến
SMW-3 có dung lượng 80Gb/s bằng 80 cái Vinasat-1 trị giá 500-500m$ mỗi
cái ngày nay). Chính vì thế, vệ tinh truyền hình rất khó cạnh tranh
trong lĩnh vực liên lạc và nó cần truyền hình chuyên nghiệp, nếu như
không muốn tự biến thành giun sán giòi bọ như Vinasat-1. Các vệ tinh
thông tin càng ngày càng biến thái khác xa vệ tinh truyền hình hiện nay.

Như
thế, để khai thác hết khả năng tải của các dải C băng 3 GHz, Ku 10
GHz... thì cần đến loại LNB khác hoàn toàn hiện nay. Các LNB số và quang
đang được phát triển cho mục đích như thế, nhờ chúng, băng thông của
dải Ku còn có thể phát triển 5 lần nữa. Và như thế, việc ứng dung các
loại ăng ten khác, vệ tinh khác.... cho truyền hình là vấn đề không cần
thiết, ít nhất là đến khi đủ loại LNB mới để đào hết băng thông của cái
mỏ Ku. Bằng phương pháp này thì không thay đổi nhiều phần tương tự của
vê tinh, không cần phát sóng khỏe hơn trên vệ tinh, không cần phát nhiều
sóng hơn nhưng lại thay đổi cách mạng cấu tạo số của vệ tinh và máy
thu.

Có khoảng trống kỹ thuật này vì đố số dùng cho gia đình mới
phát triển chục năm đổ lại đây. Chỉ đến thời đó, đồ số mới cho phép
truyền hình vệ tinh có khả năng cạnh tranh vượt trội. Khi các đầu thu
gia đình tiến bộ bất ngờ như thế thì còn lâu các hãng phát hành chương
trình, thiết kế vệ tinh và bán LNB... mới theo được.

Việc sử dụng
vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh làm đường mạng trục đã lạc hậu từ lâu.
Cũng là vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh, KA-SAT của châu Âu mới phóng chỉ
phục vụ việc truyền hình cơ động là cạnh tranh. Tuy thế, KA-SAT khác rất
xa với vệ tinh truyền hình, vì nó mạnh chức năng switch=chuyển mạch,
còn vệ tinh truyền hình chỉ relay, tức là nhắc lại. Ngoài cách châu Âu
dùng cho truyền hình di động với kiểu vùng phủ sóng "chùm đốm" spot-beam
kể trên, thì người Nga chơi kiểu khác với vùng phủ sóng truyền thống
rất rộng khi khai thác các AM , các TP Ka của các vệ tinh này phục vụ
việc liên lạc ở Siberi bằng các chảo lớn, lọc tạp nhiễu thấp và bỏ cách
dùng băng L của LNB để khai thác tối đa. Những cách này hiện nay bán
được cho các ứng dụng trên, còn máy thu truyền hình thì dùng băng L
truyền thống cho rẻ. Nếu như không có như cầu truyền hình cơ động hay
vùng Siberi kiểu Nga thì việc làm các vệ tinh truyền hình cho liên lạc
là điều hoang tưởng hoang phí như so sánh trên.
.
.
phổ thông (universal LNB) tiêu chuẩn (standard LNB)

Trên đầu thu có mục chọn LNB, mục đó có 2 loại LNB là phổ thông (universal LNB) tiêu chuẩn (standard LNB).
Universal có trên 2 tần LO gần nhau nằm giữa một ngưỡng cao và một
ngưỡng thấp, ví dụ thu Vinasat1 chọn con 9750-10600 có 2 tần 9750 MHz và
10600MHz, hay con khác trước hay thấy ở đầu X-sat có 3 tần
9750-10600-10750, thu được dải rộng hơn và tương thích với nhiều đầu
hơn, đắt hơn... trong đầu thu (đầu giải mã, receiver) sẽ có mục chọn tần
trên và dưới. Standard thì chỉ có 1 LO do đó ít nhiễu sóng khỏe.
Gospell bán ở Hà Nội hay Sài Gòn một cái universal 9750-10600 thu K+
65k, còn chính hãng K+ thuê cũng hãng Gospell ấy làm con standard 9750
bán 90k, vặt mọi nơi mọi chỗ.
...
Ban đầu, kim thu phổ thông
universal LNB được hiểu là LNB có một số tần số, tần số làm việc được
đầu thu chọn qua đường nguồn. Sau này thì có các cái gọi là universal
LNB là những LNB có 2 tần số và làm việc cùng lúc, nên nó gây nhiễu và
yếu hơn, rất đơn giản rẻ tiền vì chẳng cần điều khiển gì cả, ưu điểm của
đám này là thỏa thích dùng
Trong đầu thu nào cũng có ít nhất là cái danh sách kênh, mỗi kênh có
các thuộc tính motor, DiSEqC, LNB.... riêng, và khi người dùng chọn đến
kênh đó để xem, thì đầu thu ra lệnh cho các thiết bị trên bằng tín hiệu
22KHz truyền trong dây cáp 75 ôm ohm nối giữa chúng (cáp LNB).

Do sự mâu thuẫn giữa Âu và Mỹ nên người ta không thống nhất các tiêu chuẩn điều khiển thiết bị trên đường dây. LNB phổ thông, universal LNB,
thường được hiểu là loại LNB có 2 LO. LO hoạt động được đầu thu chọn
qua điện áp nuôi, 13 volt là LO thấp và 18 volt là LO cao. Ví như con
LNB của Vinasat-1 thì thấp là 9750 và cao là 10600. Thế nhưng, điều này
cho đến nay vẫn mâu thuãn từ định nghĩa.

Rất buồn cười, mình ra
cửa hàng mua 2 con LNB đều là 9750-10600. Môt con là "hàng hiệu" VCTV+
(đời đầu của K+), còn một cái là Gospell rẻ tiền GFK-D21T
, tất nhiên con hàng hiệu đắt gấp rỡi con hàng lởm Gospell . Đem về nhà
dùng, bình thường, các đầu thu hiện đại đều ẩn mục chọn bật tắt đường
22KHz khi chọn sang universal LNB-đương nhiên là đầu thu điều khiển
không phải người, nhưng con k49A siêu rẻ thì không, mình nhập 2 tần số
khác nhau vào và quên mất không bật 22KHz, thế là con vệ tinh Nga Express AM3 tại 140.0°E
nó liền chửi um lên là hàng lởm. Mình cũng yên âm cái hàng lởm là đồ
khựa Gospell, ôi trời đất ơi, lúc nhìn lại thì hóa ra con Gospell mới là
con có điều khiển tắt một trong 2 tần, còn con VCTV mới là con lởm bật
cả hai tần cùng lúc và có ưu điểm thoải mái dùng SP như kể trên !!!. Sự
thật là, điều đó khó có thể chấp nhận, nhưng Vinasat-1 lại chỉ phát một
phần các TP KU của nó trong vùng phủ sóng hẹp, nên sóng Ku rất khỏe !!!
và người ta tận dụng điều đó để bán LNB siêu lởm cũng như chảo siêu bé,
không có loại chảo Ku nào bé như chảo K+ cả. Những điều này là hiểm họa,
vì cùng chỗ Vinasat và cách đó 2 độ có 2 vệ tinh, ApStar-6 cách đó 2 độ
chèn vùng phủ sóng với Vinasat, sau này, khi người ta phóng vệ tinh
thay thế và thay đổi sóng phát, thì cái chảo siêu bé, LNB siêu lởm đó
không thể phân biệt được 2 vệ tinh và 2 chùm sóng. Nhắc lại nha, K+ là
hãng truyền hình vệ tinh đắt nhất Việt Nam hiện nay, và nó có chảo bé
nhất, LNB lởm nhất.

LNB phát triển : từ 1 tần ra 2 tần rồi về 1 tần LO, dual LNB.


Ban
đầu, các LNB có nhiều tần số LO, có cả hai phân cực.... là những LNB
hiện đại hơn các LNB tiêu chuẩn. Các Universal LNB nhiều LO như thế thu
được dải sóng rộng hơn phát đi từ một vệ tinh, cho phép vệ tinh phát đi
trên dải sóng rộng hơn, nhiều kênh hơn...

Ngày nay, vùng phủ sóng
của mỗi kênh truyền hình lớn, và để bán chạy, chúng yêu cầu ăng ten thu
nhỏ rẻ nhét vừa ban công thời đất đắt hơn vàng..., nên công suất phát
mỗi tần số càng ngày càng lớn. Giá bắn vệ tinh thì rẻ đi nhanh chóng,
nên người ta chọn giải pháp hạn chế số kênh trên mỗi vệ tinh, giảm số
sóng mang mỗi vệ tinh phát ra và đặt nhóm sóng mang đó trong một dải hẹp
(không cần LNB dải rộng), và bắn cả nhóm vệ tinh, mỗi vệ tinh dùng một
standar LNB, chuyển tần số lên dải tần cao (ví như Ku chuyển lên dùng
LNB 11300). Các vệ tinh Ka cũng xuất hiện ngày một nhiều, càng có tần số
cao, thì miệng LNB càng nhỏ, tập trung sóng càng mạnh và càng dễ dùng
ăng ten nhỏ mà nhiều kênh cho mỗi LO. Các Universal LNB có nhiều tần số
được đầu thu chọn tần bằng 22KHz có thể thu dải tần số vệ tinh rộng,
nhiều kênh trên một vệ tinh, nhưng lại gây nhiễu và yếu. Chúng ta đã
thấy
với vùng phủ sóng Ku rất rộng và thêm thuận lợi là khi thay vê tinh thì
không dừng phát. Một cách làm nữa là phóng những vệ tinh to khỏe nhiều
TP Ku và Ka nhưng vùng phủ sóng mỗi TP hẹp và không trùng nhau, đó là
một vệ tinh phục vụ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau hoặc các vệ tinh vùng
đốm spot-beam như Thaicom-4 hay KA-SAT, khi đó, ở mỗi điểm thu nhìn lên
vệ tinh cũng chỉ là dải sóng hẹp mặc dù vệ tinh có rất nhiều sóng, phục
vụ liên lạc và loại vệ tinh này tách khỏi truyền hình. Tuy nhiên, có một
số nước như Nga, Ấn, Tầu có vùng phủ sóng Ku rất rộng thường có những
nhóm vệ tinh không theo xu thế chung.

Đương nhiên, xu thế phát
triển hiện nay là lấp đầy chỗ trũng Ku. Hiện nay, băng thông Ku còn có
thể tăng lên rất nhiều, đến 5 lần, nếu như không chuyển thấp
downconvert, tức không chuyển tín hiệu tương tự từ Ku xuống L. Và như
thế việc klhai thác mỗi tần số Ku còn rộng mênh mông cho thị trường bán
đầu... và như thế việc tăng nhiều tần cho LNB là không cần thiết. Đó là
xu thế, mặc dù các LNB khai thác hết khả năng Ku như LNB số, LNB cáp
quang.... khác biệt hoàn toàn với các LNB hiện tại, thì xu thế bỏ các
universal LNB trong băng Ku vẫn là xu thế chung.

Thêm nữa,có thể khảo sát trong các trang vệ tinh,
thì hiện nay đang khủng hoảng thừa vệ tinh, một biểu hiện của chiến
tranh thối nát quỹ công toàn cầu. Như thế, mỗi vê tinh có rất nhiều TP,
nhiều kênh, nhưng vùng phủ sóng hẹp như cái Vinasat1 là ngược đời. Và
thật ra, toàn bộ chức năng truyền hình của Vinasat1 chỉ cần thuê
Thaicom5 nó làm rốn là xong. Cả cái Thaicom5 cũng giá chỉ một nửa
Vinasat1. Đó là giải thích tại sao những kẻ mua và khai thác Vinasat1
lại ngu như lợn và tham như chó đến như vậy.

Trong các phương án
dùng một ăng ten vệ tinh cho nhiều đầu thu, thì người ta đều tránh điều
khiển LNB. Tránh điều khiển phân cực bằng cái dual LNB, nó có 2 mạch cho
2 kim thu làm việc cùng lúc và cho ra 2 cáp, 2 cáp đó được cắm vào một
cái combiner / switch. Như thế, khi tránh dùng motor và LNB có 2 LO cần
phải điều khiển, thì các đầu ra của combiner / switch thoải mái chọn 1
trong 2 phân cực. Điều này không thực hiện được với các vệ tinh dùng LNB
phổ biến có 2 LO như Ku của Vinasat. Trong khi đó, các vệ tinh còn phát
băng tần C đều chỉ dùng 1 Lo và thường là 5150 MHz.

Thật ra là,
Ku của Vinasat-1 vẫn dùng được cách này, lý do là nó chỉ có 1 phân cực H
(!). Thế là không có cái combiner / switch nào cho nó, nhưng có thể
dùng 2 chảo (vì nó sóng khoẻ nên 1 cũng được), 2 LNB 9750 và 10600, một
cái thì quay đi 90 độ để đổi phân cực để cả hai cùng thu phân cực H. Khá
là hài hước.

và so sánh việc dùng LNB của AM3, Thaicom5 với Vinasat1

Với
các trình độ làm ăng ten phát khác nhau thì sóng có độ sạch về tần số
và phân cực khác nhau. Phổ tần càng "tòe", thì sóng vệ tinh càng cận thị
và càng không thể thu phát các tần số gần nhau, và cùng một dải sóng
càng thu phát được ít tần số. Ví dụ, dải băng C dùng LNB 5150MHz của vệ
tinh Thaicom5 có
đến 80 sóng phát ra hàng trăm kênh TV miễn phí thu được bằng các đầu
thu rẻ tiền như k49A giá 200k vnđ, phát bằng 14 TP, phủ sóng gần khắp Úc-Á-Âu-Phi, chỉ trừ Tây Phi, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một mẩu nhỏ của Pháp. Còn bên Vinasat1 chỉ có 6 TP, phát 6 sóng, 19 kênh TV miễn phí và không phủ sóng hết châu Á, không dính chút nào đến Âu-Phi.

Cùng một trình độ làm ăng ten phát, thì đương nhiên tần số càng cao thì
các tần số phát càng sít nhau do sóng sạch, tần số mỗi TP tập trung
trong dải hẹp. Và như thế cùng một dải tần thì càng phát được nhiều sóng.

Cái
Vinasat1 có trình độ làm ăng ten bẩn, dùng tần số thấp, chưa hết, lai
độc quyền bán đầu thu đểu. Cho ra hai kết quả sau đây khi so với các về
tinh gần về không gian là Thaicom5 và gần về dải tần là AM-3.

So Vinasat1 và Thaicom5 thì Bên Ku band còn thê thảm hơn bên C. Vinasat1 có độ bẩn phân cực quá lớn và truyền hình chỉ dùng duy nhất một phân cực H, trong khi Thaicom5 là loại phân cực rất sạch đến mức chạy 2 phân cực cùng của cùng một tần số cho 2 TP khác nhau như các cặp 12272H/12272V. Vinasat1 có 12 TP Ku như thế, nhưng bỏ 3 còn 9. Thaicom5 sử dụng 15 TP Ku có băng thông mạnh
phát đến 60 kênh TV miễn phí trong số 200 kênh đang phát, có nhiều kênh
HD trong số 200 kênh đó và chỗ trống còn rất nhiều. Ưu điểm của
Vinasat1 về măt này đang được lũ giun sán giòi bọ quảng cáo, là cái băng
thông hẹp của nó sắp được thuê hết và vùng phủ sóng hẹp có cường độ
sóng rất mạnh. Thaicom-5 phát cả hai phân cực mà mỗi tần số phát chỉ
cách nhau hơn 20 MHz, còn Vinasat các tần số phát cách nhau 40 MHz.

Khi
so với Thaicom5, chúng ta thấy chênh lệch hẳn một thế hệ vê tinh, cần
nhắc là Thaicom5 rẻ bằng nửa Vinasat1. Thaicom5 phóng tròn 2 năm trước
Vinasat1 tháng 5 năm 2006. Chúng ta cũng có thể so Vinasat1 với AM3 để
thấy Vinasat1 là cái gì ? Nó là cái máy phát bán ế khi làm sơ cua cho vệ
tinh Tầu, lắp lên một cái tầu vũ trụ lởm, bắn bằng loại tên lửa sắp đầu
hàng trong công nghiệp vũ trụ. Cái vệ tinh ấy lạc hậu 10 năm nhưng cái
con Pentium III Slot 2 ấy bán đắt gấp đôi con 4 lõi ngày nay.

Thế
Thaicom5 có phải là vệ tinh hiện đại nhất quả đất để chúng ta không thể
theo được không ? Đùa à, các vê tinh Ka đã được Ấn, Âu, Nhật... dùng
đầy ra đấy thôi. Mỹ Nga Tầu thì ít cạnh tranh khi dùng Ka cho liên lạc
dân sự và truyền hình, nhưng dùng từ mấy chục năm nay cho quân sự rồi.
Câu hỏi ngược lại là: Vinasat1 lac hậu đến mức nào. Rất hài hước,
Thaicom-5 cũng có tuổi thiết kế nmhư Vinasat-1, chỉ khác là Thaicom-5 là
mẫu đầu tiên cho lô vệ tinh châu Âu bán chạy nất hiện nay Spacebus
3000-4000, kiểu đài truyền hình trên vệ tinh này được Nga Tầu mua và
nhái tưng bừng. Thật ra, Thaicom-5 là bản sao của Thaicom-3, ban đầu
Thaicom-5 được Ấn Độ đặt hàng rồi bùng, Thaicom-3 khi triển khai bị hụt
tuổi thọ và công suất nguồn nên Thái Lan mua lại thay thế. Thaicom-5 và
Vinasat đều là các vệ tinh đợc thiết kế cùng lúc, đều là tuổi con
Pentium III Slot 2. Vinasat như thế, là cái đồ cổ mà ở cái thời của cái
đồ cổ ấy thì nó là hàng lởm.



AM3 là vệ tinh Nga, dùng cùng dải sóng với Vinasat1, nhưng không phải vứt đi 3 TP vì họ không độc quyền bán loại đầu lởm có dải L bàng hẹp 950-1750.
Tại sao người Nga lại dùng dải sóng lạc hậu như Vinasat1 ? À, AM-3 nó
có yêu cầu như vệ tinh đời cũ, tứ là thời ít vệ tinh, phủ sóng Ku rất
rộng và mỗi vệ tinh có nhiều kênh. Đó là vì AM-3
là vệ tinh dùng cho Siberia, với các chức năng truyền hình và liên lạc
cho trùm dầu khí Nga, vùng phủ sóng Ku hiện nay thuộc hàng lớn nhất thế
giới. Vùng đất này có mật độ dân số rất thấp, không lấy ra nhiều
tiền trả truyền hình và điện thoại, nhưng lại rộng nhất quả đất. AM-3 có
13 sóng C, mang 34 kênh TV , trong đó 2/3 là TV miễn phí và một nửa là
SD thu được bằng các đầu thu rẻ tiền như cái k49A 200k vnđ. Ở dải Ku, AM3 chỉ có 8 TP phát 8 sóng, dải tần phát dùng cả 2 LNB LO 9750-10600, những đăc điểm này giống như Vinasat1. Những điểm khác là, AM3 nó không dùng duy nhất phân cực H, không vác lên trời rồi bỏ 3 TP mà đầu lởm không thu được.
Số lượng sóng và kênh ít trong dải Ku để phủ sóng rộng, điều rất khó
với dải Ku, nhưng thưc hiện được điều này cho phép các thiết bị thu ở
Siberia rẻ đi, ở vùng mênh mông này, mỗi niềm vui trên nóc nhà cũng chỉ
cần cái đầu k40A 200k và ăng ten nhỏ 75 phân giá cộng 500k vnđ để thu
toàn bộ Ku miễn phí. Những tính chất này rất giống với việc ứng dụng Ku
thay dải C trong 199x, chỉ khác là, người Nga áp dụng các kỹ thuật mới
bên cạnh dải sóng Ku cũ, nên có một vệ tinh lai giữa C hiện đại và Ku
cổ, phục vụ điều kiện khắc nghiệt không giống ai của họ.

Thế thì
Vinasat1 có ưu điểm gì so với AM3 ? à, sóng Vinasat1 rất khỏe, sóng
Vinasat1 ở Hà Nội gấp 10 lần sóng AM3 ở Siberia, nếu như kim thu chưa
hao mòn gì, thì ở Hà Nội chỉ cần chảo 33 phân để thu Vinasat1, còn thu
AM3 ở Siberia là 85 cm. Điều ấy cũng có thể có giá trị về mặt gọn gàng
nếu như Vinasat1 không độc quyền bán cái đầu thu SD bằng 6 cái ăng ten,
HD bằng 40 cái ăng ten.




phổ thông (universal LNB) 2 tần và nhiều tần

Các
Universal LNB thật có điều khiển từ đầu thu bằng đường 22KHz, nhờ vậy,
cùng môt lúc chỉ một tần số LO hoạt động. Như trên đã nói, có loại LNB
khác là Universal LNB "ăn cắp" không điều khiển mà cho tất cả các tần
chạy một lúc.

Với loai LNB phổ thông "xịn", thì có thể nó có
nhiều LO, được đầu thu bật dần từng LO. Nhưng với LNB "ăn cắp", thì
không thể bật quá nhiều LO và thường chúng chỉ có 2 LO, ví như
9750-10600 của Vinasat1. Tuy nhiên, một LNB phổ thông xịn cũng không nên
thiết kế các trùng tần chèn dải nhau, và thường cũng chỉ có 2 LO. Ở ta
phổ biến 2 loại LNB phổ thông là 9750-10750 của x-sat cũ và 9750-10600
cho Vinasat1 ngày nay. Các vệ tinh quanh ta như Thaicom, Asiasat và Tầu
khựa đều dùng Standard LNB 11300. Vệ tinh nói trên của Nga dùng chung
LNB với Vinasat vì lý do đã kể trên.

Đương nhiên, với loại
Universal LNB=kim thu phổ thông có cấu tạo đúng, thì phải có 22KHz để
điều khiển nó. Nhưng với loại LNB có hai tần làm viêc cùng lúc thì không
cần. Điều này dẫn đến việc nó không cần chụp phần cáp và mạch bảo vệ
nhiễu từ 22KHz (chức năng của LNBf). Với những LNB kiểu này thì bật
22KHz nên sẽ sụt tín hiệu. Nước chảy chỗ trũng, đã ăn bớt một thì chẳng
đứa nào dừng ở ăn bớt 9.

Ngày nay, do nhu cầu số kênh trên mỗi vệ
tinh không còn cao, do giá bắn vệ tinh rẻ đi, nên người ta dùng cả bộ
vệ tinh cho mỗi kênh có vùng phủ sóng rộng... thì mỗi universal LNB cũng
chỉ có 2 LO cho 2 dải sóng mang từ vệ tinh (nếu như chưa kịp chuyển
sang standard LNB). Với các LNB này, việc chọn LO cho nó hết sức đơn
giản, có 22KHz đều đều là dải cao và tắt là dải thấp. Điều này lại mâu
thuẫn chút với việc tổ chức 22KHz thành tín hiệu số để điều khiển DiSEqC
và dùng delay mà qua.

Người ta bỏ dần đi các loại LNB ít được ứng dụng, ngày nay chỉ còn vài loại. Trong đó, có các LNB 2 tần và 1 tần LO.

single LNB, dual LNB, bộ LNB


LNB chỉ có 1 đầu ra đến đầu thu gọi là single LNB,
cùng lúc nó chỉ thu được một phân cực. Các LNB không single có nhiều
dây ra có các máy thu khác nhau hay 2 phân cực khác nhau làm việc cùng
lúc, cũng như loại LNB liền được thiết kế riêng cho chảo để thu cùng lúc
nhiều vệ tinh mà tiết kiệm và lắp rất nhanh.

Single LNB có hai
kim thu nhưng cùng một lúc chỉ thu được 1 kim, tương ứng là một phân
cực. Mỗi kim thu có mạch trộn tần riêng và mạch nào được chon thì đầu
thu ra lệnh qua việc nhảy điện áp 13-18 volt.

Dual LNB là loại
LNB có 2 dây ra cho 2 kim thu ở 2 phân cực làm việc cùng lúc, nhờ đó 1
LNB có thể chia tín hiệu cho nhiều máy thu. Người ta cắm hai đầu ra của
Dual LNB vào 2 đầu vào của swtich, mỗi switch đó có nhiều đầu ra pục vụ
nhiều đầu thu. Khi switch nhận được lệnh từ đầu thu chọn phân cực thì nó
đấu mạch cho đầu ra đến đầu thu đó với đầu vào tương ứng. Đương nhiên,
Dual LNB chỉ có 1 LO.

Bộ LNB là các LNB ghep thành bộ như hình ảnh.
Bộ LNB nào có mức độ hội tụ của chảo và vị trí các LNB được tính toán
chế tạo chính xác, dùng để thu một bộ vệ tinh. Các đầu ra của các LNB
này được nối vào bộ chọn ăng ten DiSEqC.



Dual
LNB chỉ có 1 LO và như thế Vinasat mới cấm hơn một nửa dân thành phố
xem nó vì Vinasat không thể hoạt động với 1 LO trong dải Ku. Hài hước
là, Vinasat hoàn toàn có thể chạy KU với một LO duy nhất là 9750, nhưng
điều đó cần loại đầu thông dụng, loại đầu siêu lởm không thể mà các hãng
trên Vinasat hiện đang độc quyền bán các đầu siêu lởm ấy với giá trên
trời.

Thật ra, cái khoai hiện nay (4-2012) là bên K+, dải của nó không thể dùng 1 LO với loại đầu lởm của nó,
trong khi K+ lại cấm giải mã bằng đầu thu không phải ho chính K+ bán
với giá trên trời ( đầu thu K+ là đầu DVB1 cho đến nay không còn ai sản
xuất trừ cái K49A giá 240k vnđ tại Hà Nội/Sài Gòn, k49A đó Tầu Khựa sản
xuất bán cho ai thì phải biết, đầu thu SD K+ bán 1,5t vnđ và HD là 3,5t VND.
Đầu thu có cùng loại thẻ nhưng không phải của K+ không thể giải mã được
K+. Đầu thu hiện đại Openbox hiện nay giá chỉ $40 bên Tầu, và cũng đầu
ấy hiện nay bán chạy nhất châu Âu, giá bên Âu là khoảng hơn $50. Tất
nhiên cái đầu thu Openbox ấy là HD, DVB2, lại thêm các chức năng khác
như có nhều khe cắm nhiều loại thẻ, internet và USB và nhiều chức năng
khác, đơn giản dễ hiểu nhất là nó có CPU với ram to và tiêu chuẩn, chạy
Linux, thoải mái lập trình chức năng.

Với VTC, nhóm kênh của hãng chỉ cần dùng 1 LO 9750. Xem các TP của Vinasat ở Lyngsat.
Thêm nữa, Vinasat-1 lại chỉ có một phân cực H nên không cần lệnh điều
khiển chọn phân cực. Như vậy, chỉ cần mua con single LNB có LO 9750 MHz
là thu được toàn bộ VTC và dùng các bộ chia tín hiệu ăng ten đơn giản SP
là chia sẻ dễ dàng. Hay !!! có điều các kênh VTV lại phải dùng đến
10600 MHz, mà nhà nước bắt các hãng phải cõng VTV mới khoai, đó là ngôn
ngữ của đảng cơ mà. Tầu khựa bán con Single 10600 để xem VTV dành riêng
cho Vịt, không hiểu nó có bớt luôn một phân cực không !!! quá hài xung
quanh những chuyện tham như chó và ngu như lợn.

Dĩ nhiên, hiện
nay Vinasat-1 còn rộng chán so với thiết kế 12 TP Ku của nó và ắp có
Vinasat-2. Nếu như có hãng truyền hình nào đó mua các TP nào đó và không
chơi bài độc quyền bán đầu lởm, dùng đầu thông dụng có khe cắm thẻ như
thông thường.... thì đám giun sán giòi bọ đó ăn cái trong bể phốt, nên
điều đó giải thích tại sao chỉ có các công cụ tuyên truền và kiếm tiền
của đảng được ngự trên đó.


[b]nguồn LNB, LNBf và 22KHz.[/b]

LNB
được nuôi bằng nguồn từ đầu thu, điện áp truyền trong dây ăng ten đồng
trục, 13-18 volt. Trong đầu thu có mục bật tắt nguồn LNB.

Nhảy
nguồn LNB giữa 13 volt và 18 volt dùng để chọn phân cực cho LNB, 13 volt
là V và 18 volt là H. Còn các phân cực quay LR được chuyển bằng các
chất điện môi và hình dáng hốc hội tụ, không quan tâm.

Với các
chảo có động cơ, người điều khiển dùng điều khiển từ xa của máy thu để
nhích chảo, việc nhích này thực hiện bằng tín hiệu có tần số 22KHz là
các xung nhọn trên đường nguồn. Các LNBf là các LNB có thể chịu được
nhảy nguồn này. Trong đầu thu cũng có mục 22KHz ở mục setup LNB. Ở ta,
chảo lắp động cơ kiểu này hầu như không có nên dek quan tâm và cái mục
22KHz đặt là off khi dùng single LNB.

Ngoài ra, cái 22KHz này còn được dùng để đầu thu ra lệnh khác, như chọn LO cho các universal LNB, chọn LNB cho bộ gộp ăng ten DiSEqC...
Cái tổ chức tín hiệu này rất ngớ ngẩn do giật gấu vá vai, khi có 22KHz
thì universal LNB chọn LO thấp, ngược lại thì cao, trong khi 22KHz lại
tổ chức thành số để chạy DiSEqC. Khi thu K+ thì phải dùng LNB phổ thông
và khi đó mục chọn 22KHz on/off bị che đi, do lúc đó chức năng này do
đầu thu làm chứ không phải do người xem điều khiển.

Một LNB hiện
nay, nếu là hãng tử tế như Gospel, mặc dù không phải là hãng đắt tiền
hàng hiệu nhưng tử tế, thì mọi LNB đều có mũ chụp bảo vệ và là LNBf. Với
một cái ăng ten đơn giản, rẻ tiền, LNB lởm... thì không cần 22KHz và
như thế những kim thu loai này bớt xén mọi nơi mọi chỗ, mình phát phì
cười với một cái VCTV+ tắt 22KHz đi vãn chạy đủ 9750-10600, và với những
LNB ấy nên tắt 22KHz đi, nhưng lại chỉ có những đầu .... rất đặc biệt
mới tắt được 22KHz đi khi mà LNB có 2 tần số trở lên, ví như k49A.


Sử dụng Satellite Splitter SP lởm vô hiệu hóa universal LNB xịn
Satellite
Splitter SP là bộ chia tín hiêu ăng ten ra thành nhiều đường. Khi sử
dung cái này, thì đầu thu không còn điều khiển được các thiết bị trước
SP, nên các universal LNB đúng hiệu và motor chảo, DiSEqC đều không dùng
được.

Tiêu chuẩn điều khiển LNB à các thiết bị khác trên đường dây DiSEqC.


Việc điều khiển LNB cho phép các Universal LNB chon đươc tần số LO làm
việc và tắt các tần số LO khác theo yêu cầu của đầu thu. Mỗi đầu thu có
thể có nhiều ăng ten hay nhiều LNB đươc đấu vào một bộ chọn ăng ten, hay
đơn giản là các LNB khác nhau của một ăng ten. Một số loại ăng ten khác
thì dùng motor, mỗi khi chọn kênh thì động cơ ăng ten quay về hướng vệ
tinh mà đầu thu đã nhớ. Các mệnh lệnh điều khiển từ đầu thu này đều được
thực hiện bằng tín hiệu 22KHz và có một "ngôn ngữ tiêu chuẩn" là DiSEqC == Digital Satellite Equipment Control
(DiSEqC™). Tuy vậy, theo thói quen, Cái DiSEqC lai là cái bộ chọn đang
nói đến chứ không phải là môt tiêu chuẩn ngôn ngữ tín hiệu. Thứ DiSEqC
hiểu theo nghĩa đúng đắn được dùng để điều khiển các bộ chọn ăng ten,
motor ăng ten, tần số LO của LNB và các thiết bị khác trên đường dây.

Việc
điều khiển các thiết bị trên ăng ten chứng minh sự giật gấu vá vai giữa
tương thích cũ và phát triển của kỹ thuật truyền hình vệ tinh. Việc
chọn phân cực xuất hiện đầu tiên bằng 2 mức điện áp nuôi 13 và 18 volt,
sau đấy bật tắt 22KHz sẽ chọn 2 mức LO của LNB, sau đó thì các 22KHz này
tổ chức thành tín hiệu số DiSEqC dùng để điều khiển các bộ chọn LNB và
motor quay ăng ten. Ngớ ngẩn là, nếu như không phải tương thích cũ thì
chỉ cần DiSEqC với một mức điện áp là điều khiển được tuốt tuột. Và,
việc chuyển thành băng L hiện nay cũng giới hạn băng thông tối đa của Ku
xuống còn 1/5, nên chính cái LNB này cũng là cái miếng vá ngớ ngẩn của
kỹ thuật giật gấu vá vai.

Tại sao tên một bộ tiêu chuẩn lại được
dùng để chỉ một cái máy điện tử ? số là, trước đầy người Mỹ không dùng
cái hộp mà chúng ta gọi là DiSEqC
như thế mà dùng chảo quay bằng motor, cả hai đều điều khiển bằng 22KHz.
Sự hợp nhất thành tiêu chung của châu Âu và Mỹ dẫn đến cái hài này.


.


Trung tần (Output L band into cable) và 3 dải đầu thu nhận được.

Đầu thu tiêu chuẩn cần trung tần IF cấp cho đầu giải mã qua cáp nối đầu-LNB ở dải băng L, 950 MHz đến 1950 MHz (Output L band into cable), trung tần có được bởi hiệu của tần số từ vệ tinh truyền vào LNB (Input band) trừ đi tần số riêng (Local Oscillator LO frequency) của LNB. Trung tần có tên tiếng Anh là intermediate frequency viết tắt là IF, trong bảng dưới đây, trung tần IF được gọi là Output L band into cable.
Về nguyên tắc, trung tần được thừa kế từ hồi truyền hình tương tự để sử
dụng các thiết bị thu rẻ tiền, mỗi sóng mang từ vệ tinh chỉ mang một
kênh. Ngày nay trung tần cản trở 4/5 việc khai thác tối đa khả năng
truyền số của băng Ku, được thừa kế như một giải pháp đơn giản rẻ tiền
đợi lớp kỹ thuật khác hoàn toàn là các LNB số hóa sắp ra với thế hệ vệ
tinh mới.

Có 3 hạng đầu thu. Hạng 1 là đầu thu lởm có cái cao
tần rẻ tiền thu 950-1450MHz. Đầu thu tiêu chuẩn như trên, thu được dải
950-1950. Đầu thu tốt thu được 800MHz-2250MHz. Do ngày nay cao tần rẻ
nên các đầu thu đều có dải thu khỏe, trừ các đầu thu của K+ và VTVC+
thuê hãng vớ vẩn làm để bâu lấy Vinasat mà mút.

Thế thôi, cứ thế chọn. Tần số đầu vào của LNB (Input band) là tần số phát của bộ phát đáp TP trên vệ tinh
mà nó cần thu. Các đầu thu tiêu chuẩn standard LNB có một tần số riêng
LO như trên, các LNB phổ biến Universal LNB có thêm 1 LO cao cho dải
trung tần cao hơn. Ví dụ. các kênh truyền hình miễn phí như VTV4 thường được phát cả trên C và Ku band,
dải tần C có tầm phủ sóng lớn nhưng lượng thông tin tải được không
nhiều và ăng ten to nặng, dùng cái LNB C band 5150 MHz (Local Oscillator
(LO) frequency), [url=http://www.lyngsat.com/Vinasat-1.html]bộ


Được sửa bởi bangtrinh07 ngày 2012-05-28, 1:30 am; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down

Tác giảThông điệp
bangtrinh07
Moderators
Moderators


Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-12, 5:04 pm

taikwang đã viết:
Bác chủ xị cho hỏi chút về thông số Noise figure và LNB gain? Lựa chọn thế nào là hợp lý. LNB 11300 có phải Thông số L.O Frequency là 11.3GHz không?
đúng vậy 11.3GHz tức là 11300 trên cài đặt đầu thu sóng,tất nhiên lnb cũng phải thông số trên có thể chênh lệch như 10.7GHz=>113GHz và khi đó 22K phải mở.
một số thông số như vinasat 11600 trở lên thì chúng ta dùng lnb 11300 được,nhưng thông số vinasat từ 11008 dùng lnb từ 9750 đến 10600 ok.co nên vệ tinh như 134.138.78.5..thì điều 12xxx nên dùng lnb 11300 là tốt nhất.tuy nhiên dùng lnb có hổ trở 10600 điều dùng dc cho quả này.
Về Đầu Trang Go down
taikwang
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình


Tổng số bài gửi : 262
Ngày gia nhập : 29/03/2012

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-12, 5:23 pm

Cho em hỏi chút. Quả 108E nhóm kênh Universal của Philipine thì phải dùng LNB 11300 à? Nếu dùng LNB 9750-10750 có bắt đc không?
Em nghe nói thông số Noise figure càng cao thì LNB bắt càng nhạy có đúng không?
Về Đầu Trang Go down
bangtrinh07
Moderators
Moderators


Tổng số bài gửi : 1695
Ngày gia nhập : 01/08/2011

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-12, 5:42 pm

taikwang đã viết:
Cho em hỏi chút. Quả 108E nhóm kênh Universal của Philipine thì phải dùng LNB 11300 à? Nếu dùng LNB 9750-10750 có bắt đc không?
Em nghe nói thông số Noise figure càng cao thì LNB bắt càng nhạy có đúng không?
108 ku tần số 12xxx thì chơi 11300 nhưng nếu ko có thì chơi 10600 cũng dc 22k on.
Noise figure ''con số tiếng ồn''
Định nghĩa Noise figure

Các yếu tố tiếng ồn F của một hệ thống được định nghĩa như sau:
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 4707d5d761ac4259d83f3798e09ab9a8 SNR trong và SNR đầu vào và đầu ra tín hiệu to-noise tương ứng. Số lượng SNR là tỷ lệ điện năng. Con số tiếng ồn NF được định nghĩa là:
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 939b975eefa39d79a8a778b1bc0eea06 SNR trong dB SNR ra, dB trong decibel (dB). Con số tiếng ồn là yếu tố tiếng ồn, được đưa ra trong dB:
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Cc9760cd1e5eb3fc8bffc98a1b7d4d20 Các công thức này chỉ có giá trị khi chấm dứt đầu vào là ở nhiệt độ tiếng ồn tiêu chuẩn T 0, mặc dù trong thực tế, sự khác biệt nhỏ trong nhiệt độ không ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị.
Các yếu tố tiếng ồn của một thiết bị có liên quan đến nhiệt độ của T e:
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 47781ac01e60e30616b800e4dd18fa1c Attenuators có một yếu tố tiếng ồn bằng L tỷ lệ suy giảm khi nhiệt độ vật lý của họ bằng T 0 F. Tổng quát hơn, cho một bộ suy hao tại một nhiệt độ T vật lý, nhiệt độ tiếng ồn mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 495f009aa7b2484d6e2df412a85c3fce , Đưa ra một yếu tố tiếng ồn của:
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 3f3d1ff3b3fa20958c072158dca8d28f Nếu một số thiết bị được cascaded, tổng yếu tố tiếng ồn có thể được tìm thấy với công thức Friis
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 D0d2bdb4fd8198265aca614f824ae540 F n là yếu tố tiếng ồn cho thiết bị n-thứG n là đạt được tính năng(tuyến tính, không phải trong dB) của các thiết bị n-thứ. Trong một chuỗi nhận được cũng được thiết kế, chỉ có các yếu tố tiếng ồn của các bộ khuếch đại đầu tiên là đáng kể.
Về Đầu Trang Go down
tbsat
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tbsat

Tên Thật : Đào Ngọc Sắc
Tổng số bài gửi : 143
Ngày gia nhập : 26/11/2012
Tuổi : 41
Đang sống tại : Thái Bình
Làm việc tại : Thái Bình
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-12, 5:55 pm

Noise figure thì cứ chọn loại càng thấp càng tốt. Em có mấy cái LNB Ku 11300 có các thông số NF như sau : 0.5 dB, 0.6 dB và 0.8 dB. Càng bé càng nhạy sóng. Còn Gain theo em thì cứ càng lớn càng tốt. Loại xoàng nhất là 55dB, hơn nữa là 65 db, còn không thì cứ >= 55dB. Nói chung em cũng chưa hiểu sâu lắm!
Về Đầu Trang Go down
tuongtuthaudem
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
tuongtuthaudem

Tên Thật : Đoàn Nam Hưng
Tổng số bài gửi : 279
Ngày gia nhập : 12/12/2012
Tuổi : 42
Đang sống tại : Nam Định
Làm việc tại : TP. NamĐịnh
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-12, 7:07 pm

taikwang đã viết:
Cho em hỏi chút. Quả 108E nhóm kênh Universal của Philipine thì phải dùng LNB 11300 à? Nếu dùng LNB 9750-10750 có bắt đc không?
Em nghe nói thông số Noise figure càng cao thì LNB bắt càng nhạy có đúng không?

Có bắt được nhưng bị vỡ hình lung tung cả, tốt nhất dùng em 11300 thì ổn hơn.
Về Đầu Trang Go down
http://doannamhung.com
van thanh
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
van thanh

Tên Thật : Nguyễn Văn Thành
Tổng số bài gửi : 453
Ngày gia nhập : 13/04/2012
Tuổi : 47
Đang sống tại : Gia Lai
Làm việc tại : TP Pleiku - Tỉnh Gia Lai
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-13, 6:17 am

taikwang đã viết:
Cho em hỏi chút. Quả 108E nhóm kênh Universal của Philipine thì phải dùng LNB 11300 à? Nếu dùng LNB 9750-10750 có bắt đc không?
Em nghe nói thông số Noise figure càng cao thì LNB bắt càng nhạy có đúng không?

Noise figure là hệ số nhiễu đó bác, về lý thuyết thì LNB có hệ số nhiễu càng thấp thì độ nhạy thu càng cao và ngược lại. Ví dụ LNB có NF=0.3dB lúc nào cũng thu tốt hơn LNB có NF=0.7dB, điều này em đã kiểm nghiệm trên cả LNB băng C và LNB băng Ku. Mới đây thôi, em đi lắp chảo dùng LNB Ku pauxis, NF=0.3dB thì thấy mức t/h trên K49 đạt rất cao, trước đó thì dùng LNB Ku Gospell NF=0.5dB mức t/h đạt thấp. Còn LNB C 0.7dB với LNB C 0.4dB em đã thử lâu rồi, kết quả cũng như vậy.
Về Đầu Trang Go down
taikwang
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
taikwang

Tên Thật : Hoàng Đại Quang
Tổng số bài gửi : 262
Ngày gia nhập : 29/03/2012
Tuổi : 44
Đang sống tại : Lạng Sơn
Làm việc tại : Lạng Sơn
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-13, 10:20 am

Vấn đề này em thấy đáng tranh luận đây.
Theo tài liệu em thu thập được trên mạng
[You must be registered and logged in to see this link.]
Em xin trích dẫn một đoạn như sau
Trích dẫn :
Unlike C-band, the noise figure of Ku-band (10.7 to 12.7 GHz) LNBs are expressed in decibels or “dB.” It is
possible to convert between Kelvin and dB using a set of formulas for comparison purposes if need be. A good
point of reference however is 35 Kelvin = 0.5 dB. A very good noise figure for a Ku-band LNB would be 0.6 dB
but a more typical value would be 0.8 dB.
Gain The gain of an LNB is amount the LNB will amplify the input signal which is expressed in dB. The input
signal is very weak when it arrives at the receiving antenna and must be amplified many time before it can be
transported down a coaxial cable. If the signal is not amplified the signal would be absorbed by the losses in
the coaxial cable and never reaches the receiver. When selecting an LNB for a digital system it is important
that the gain does not change significantly with temperature or over the received frequency range as digital
systems are much more sensitive to these changes than previous analogue systems.
Digital systems typically require an LNB gain to be 55 dB to 65 dB under all conditions. Gain flatness across a
500 or 800 MHz band should be better than ±5.0 dB and less than ±1.0 dB in 27 MHz segments. Variations
greater than this can introduce gain distortion onto the incoming signals resulting in reduced receiver
performance.
Em xin tạm dịch như sau: Không giống như C-band (băng tần C), hệ số nhiễu (noise figure) của LNB band-Ku (10.7 - 12.7GHz) được tính bằng đề xi ben (dB). Có thể chuyển đổi đơn vị Kelvin và dB (35Kelvin = 0.5dB). LNB có hệ số nhiễu tốt đạt 0.6dB, nhưng giá trị tiêu biểu hơn có thể là 0.8dB.
Gain (tạm dịch là độ khuếch đại tín hiệu) Độ khuếch đại tín hiệu của LNB à số lượng tín hiệu đầu ra được khuếch đại đo lường bằng dB. Tín hiệu sóng đầu vào rất yếu khi được thu bằng chảo vệ tinh nên phải được khuếch đại lên nhiều lần trước khi truyền qua cáp đồng trục. Nếu tín hiệu không được khuếch đại, nó sẽ bị hấp thụ và tổn hao trên cáp đồng trục và không thể truyền tới đầu thu. So với công nghệ Analog, độ khuếch đại của LNB kỹ thuật số không bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố nhiệt độ, hay vượt dải tần thu do hệ thống kỹ thuật số nhạy hơn.
Độ khuếch đại tín hiệu của LNB kỹ thuật số vào khoảng từ 55dB đến 65dB trong mọi điều kiện....
Về Đầu Trang Go down
van thanh
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
van thanh

Tên Thật : Nguyễn Văn Thành
Tổng số bài gửi : 453
Ngày gia nhập : 13/04/2012
Tuổi : 47
Đang sống tại : Gia Lai
Làm việc tại : TP Pleiku - Tỉnh Gia Lai
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-03-13, 1:52 pm

Thông thường, chất lượng tín hiệu thu đc tại đầu thu đc biểu thị bằng tỷ số C/N hay SNR, tức là tỷ số công suất tín hiệu trên công suất nhiễu, đơn vị tính bằng dB. Trong hệ thống thông tin vệ tinh thì tỷ số C/N tại đầu thu càng lớn càng tốt, tức công suất nhiễu N phải nhỏ thì chất lượng t/h thu mới đạt tối ưu..Ta sẽ xem các công thức sau trích trong sách “Thông tin vệ tinh” của TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng để chứng minh hệ số nhiễu NF của LNB càng bé càng tốt.
Nếu xét tại 1 đầu thu vệ tinh nào đó thì ta có các yếu tố sau :
- Nhiệt độ nhiễu tại máy thu (TR):

TR = (NF - 1)To

(T0:là nhiệt độ Kenvin = 290K­­; NF : hệ số nhiễu của LNB, nếu đơn vị dB phải đổi ra lần)

- Nhiệt độ nhiễu của hệ thống (Ts):

Ts = Ta + TR


- Công suất nhiễu tại ngõ ra máy thu (N):

N = A.k.Ts .W
( k = 1,38x10-23WHz-1:T-1 là hằng số Bonzmant.; W : băng thông kênh)

Công suất t/h C chỉ đc phép tăng ở 1 mức giới hạn nào đó, như vậy để tỷ số C/N tăng thì công suất nhiễu N phải bé tức là hệ số nhiễu NF cũng phải bé. Do đó hệ số nhiễu NF
của LNB càng bé thì độ nhạy thu càng cao.
Về Đầu Trang Go down
canvtv
___
___
canvtv

Tên Thật : Vũ Như Cẫn
Tổng số bài gửi : 1454
Ngày gia nhập : 02/08/2010
Tuổi : 54
Làm việc tại : BRT - Phone, Sekong, Laos
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-27, 11:34 am

Shocked  Mỗi cái LNB thôi mà cũng rối như tơ các bác nhỉ ?!
Về Đầu Trang Go down
sang
Super Moderators cấp 3
Super Moderators cấp 3
sang

Tên Thật : trần sang
Tổng số bài gửi : 1833
Ngày gia nhập : 19/06/2010
Tuổi : 67
Đang sống tại : Sóc Trăng
Làm việc tại : sóc trăng
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-27, 6:50 pm

canvtv đã viết:
Shocked  Mỗi cái LNB thôi mà cũng rối như tơ các bác nhỉ ?!
tại vì muốn pho trương thôi! ai ko hiểu nhưng ta hiểu!@#
Về Đầu Trang Go down
tran minh ngoc
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tran minh ngoc

Tên Thật : trần minh ngọc
Tổng số bài gửi : 78
Ngày gia nhập : 03/09/2012
Tuổi : 37
Đang sống tại : Bến Tre
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-28, 9:26 am

Bệnh muôn đời của mấy bác ngoài kia mà!!!!!!!! Thích phô trương ta đây học giỏi nhưng thực tế thì ôi thôi bước qua cái rãnh nước 1 gang tay mà phải đi lòng vòng mấy cây số!!!!Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile Smile  Cục LNB có mấy chục ngàn chứ nhiêu mà tốn thời gian + tài nguyên DĐ !!!!!!!! huhu
Về Đầu Trang Go down
van thanh
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
van thanh

Tên Thật : Nguyễn Văn Thành
Tổng số bài gửi : 453
Ngày gia nhập : 13/04/2012
Tuổi : 47
Đang sống tại : Gia Lai
Làm việc tại : TP Pleiku - Tỉnh Gia Lai
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-28, 2:33 pm

sang đã viết:
canvtv đã viết:
Shocked  Mỗi cái LNB thôi mà cũng rối như tơ các bác nhỉ ?!
tại vì muốn pho trương thôi! ai ko hiểu nhưng ta hiểu!@#
 
         Do có anh em ko hiểu về cái hệ số nhiễu NF nên em mới giải thích cho anh em hiểu chứ có phô trương gì đâu bác Sang ?. Nếu ko ai hỏi thì em giải thích làm gì ?... em cũng đâu có dư thời gian ?...
        Nếu ai cũng nghĩ như bác thì nếu họ rành 1 lĩnh vực nào đó thì nếu có ai hỏi, họ đành "nín câm" vậy thôi chứ trả lời thì sợ  gọi là "thích phô trương", như vậy có đúng mục đích giao lưu học hỏi của diễn đàn ko ?.  Em xin lỗi vì đã nặng lời với Bác, có gì sai mong Bác bỏ qua cho.
ko có chi đâu mình chỉ tiện tay theo canvtv thôi(sang)
Về Đầu Trang Go down
huyphuc1981_nb
Thành viên chính thức
Thành viên chính thức
huyphuc1981_nb

Tổng số bài gửi : 17
Ngày gia nhập : 06/03/2011

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-28, 2:37 pm

Mình chỉ cảm kích vì có một số bạn copy vào đây và có lời khen mình thôi. Thank các bạn nhé. Lúc các bạn copy vào đây thì chưa có mục này mà, nên mình post thêm tặng các bạn. Các bạn ko thik xóa rồi, thì mình xin lỗi. Hì hì hìShocked 

Cái tiếng Huyphuc ninh bình trên mạng thì hỏi Gúc là ra mà.

[You must be registered and logged in to see this link.]



^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^
Về Đầu Trang Go down
sang
Super Moderators cấp 3
Super Moderators cấp 3
sang

Tên Thật : trần sang
Tổng số bài gửi : 1833
Ngày gia nhập : 19/06/2010
Tuổi : 67
Đang sống tại : Sóc Trăng
Làm việc tại : sóc trăng
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2013-08-28, 4:02 pm

huyphuc1981_nb đã viết:
Mình chỉ cảm kích vì có một số bạn copy vào đây và có lời khen mình thôi. Thank các bạn nhé. Lúc các bạn copy vào đây thì chưa có mục này mà, nên mình post thêm tặng các bạn. Các bạn ko thik xóa rồi, thì mình xin lỗi. Hì hì hìShocked 

Cái tiếng Huyphuc ninh bình trên mạng thì hỏi Gúc là ra mà.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Vâng
kiến thức của bạn ko chê vào đâu được, nhưng có những câu nầy không thể được:
"Lâu lâu không ngó qua mấy thằng lợn bên [You must be registered and logged in to see this link.]. Ở đây diễn đàn không có bạn người ta vẩn lắp được cái chảo, mà bạn tưởng bạn là ai chứ? Bạn cứ tìm diễn đàn khác để mà thuyết trình tài năng nhé, diễn đàn này ko hoan nghênh bạn!

^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^.^
Về Đầu Trang Go down
quangdhktcn
Thành viên mới
Thành viên mới
quangdhktcn

Tên Thật : quang
Tổng số bài gửi : 5
Ngày gia nhập : 03/02/2013
Tuổi : 37
Đang sống tại : Cao Bằng
Làm việc tại : cao bằng
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2014-09-13, 2:16 pm

Các bác cho em hỏi e có con 5150-5750 trên K49 e khai tần số LNB ở 2 bên là như nào ah!!!
mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 IMG20140710123350
Về Đầu Trang Go down
mitngan
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
mitngan

Tên Thật : lê quốc OAI
Tổng số bài gửi : 512
Ngày gia nhập : 26/11/2010
Tuổi : 47
Đang sống tại : Đắk Lắk
Làm việc tại : krôngana đăk lăk
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2014-09-13, 3:17 pm

chỉ cần khai trên k49 là 5150 thôi
Về Đầu Trang Go down
binhkhang315
Thành viên mới
Thành viên mới
binhkhang315

Tên Thật : Lê Bình Khang
Tổng số bài gửi : 2
Ngày gia nhập : 26/05/2016
Tuổi : 29
Đang sống tại : Hồ Chí Minh
Làm việc tại : Đại học Bách Khoa TPHCM
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2016-05-26, 9:43 am

Bài viết hay quá. Em tìm tài liệu tiếng anh mà đầy đủ như bài này mà muốn lồi con mắt cũng không ra. Cứ nghĩ tài liệu tiếng anh là đầy đủ nhất, hôm nay gõ chữ tiếng Việt vô ra ngay bài này, làm mấy bữa nay cất công đi tìm.
Về Đầu Trang Go down
binhkhang315
Thành viên mới
Thành viên mới
binhkhang315

Tên Thật : Lê Bình Khang
Tổng số bài gửi : 2
Ngày gia nhập : 26/05/2016
Tuổi : 29
Đang sống tại : Hồ Chí Minh
Làm việc tại : Đại học Bách Khoa TPHCM
Giới tính : Nam

mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime2016-05-26, 2:02 pm

Anh có thể cho em xin nguồn tài liệu về những kiến thức LNB trong bài viết được không?
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: mổ xẻ lnb!!!!!   mổ xẻ lnb!!!!! - Page 3 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

mổ xẻ lnb!!!!!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Tài Liệu Kỹ Thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất