Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
kid
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
kid

Tên Thật : Đức Cương
Tổng số bài gửi : 233
Ngày gia nhập : 20/06/2010
Tuổi : 40
Đang sống tại : Long An
Giới tính : Nam

Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương   Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương I_icon_minitime2010-07-13, 3:53 pm

Đây là một nhận xét mình đọc thấy khá hay, các Bạn đọc thử nhé:
Trích dẫn :
Bỏ qua các “thương hiệu mạnh” như MTV, HBO, STARMOVIES, CINEMAX,… thì món ăn mà khán giả của truyền hình trả tiền đang cần chính là các chương trình giải trí trong nước. Nghèo nàn và thiếu dinh dưỡng, đó là thực trạng của các kênh và chương trình “made in Vietnam”. Trăm hoa đua nở

Hai năm gần đây, hệ thống truyền hình trả tiền (payment TV) bùng nổ với hàng loạt nhà cung cấp như VCTV, HCTV, SCTV, VTC, VTC HD, K+,… Do số lượng kênh dư dả nên trên truyền hình trả tiền có rất nhiều kênh chuyên biệt, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự chuyên biệt này tạo ra sự đa dạng, nhiều màu sắc, giúp khán giả luôn có cảm giác được “cầm trong tay” một thực đơn truyền hình phong phú. Thế nhưng, đó chỉ là “cảm giác”, còn thực tế hiện nay, nhà cung cấp đang chọn giải pháp “phình to” chứ không đào sâu khiến các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay bùng nổ về số lượng còn chất lượng thì ngược lại.

Được cho là lớn nhất hiện nay, trên hơn 65 kênh phát trên VCTV thì các kênh từ số 1 đến số 7 là có bàn tay biên tập của nhà đài, hay có thể nói đây là những kênh do VCTV sản xuất. Nhưng nhìn vào những gì được chiếu trên các kênh này, cảm giác người ta không đầu tư gì nhiều vào đó, vì thế mà đây cũng là những kênh ít được quan tâm nhất trên VTCT. Ví như kênh VCTV7 chuyên phim truyện nước ngoài, nhưng toàn “cơm canh nấu lại”, nếu không phải hàng tồn từ đài đã chiếu từ lâu, thậm chí cách đấy cả chục năm thì là biên dịch từ kênh ABC hoặc Arirang. Một số phim điện ảnh thì của Nga, của Mỹ từ những năm 1980.

Một nhà cung cấp dịch vụ khác ở phía bắc là HCaTV của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, món giải trí trên các kênh của hệ thống truyền hình này cũng rất nghèo nàn và chủ yếu là “đồ cũ”. Còn lại là một loạt kênh quen thuộc mà trên các hệ thống truyền hình cáp nào cũng nhan nhản do hợp tác phát lại những chương trình của một số đài địa phương, VTV, HTV (TP.HM), VOVTV (kênh truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam)... thay vì thưởng thức những “đặc sản” của HCaTV.

Ở phía Nam thị trường truyền hình trả tiền đang có sự cạnh tranh mạnh của hai nhà cung cấp HTVC và SCTV. Đây cũng là hai nhà cung cấp được đánh giá là có sự đầu tư tốt hơn các đài khu vực phía Bắc như VCTV, HACTV, VTC, với các chương trình tự sản xuất. HTVC ngoài những kênh cũ mà ở đài nào cũng có thì đã cho ra đời thêm một loạt kênh chuyên biệt như HTV + (tin tức), HTVC thuần Việt, HTVC phim, HTVC gia đình, HTVC shopping... Không thua kém nhà cung cấp SCTV cũng tăng kênh lên con số 70 với nhiều kênh mới chuyên biệt hơn như SCTV5 (quảng cáo, mua sắm), Sao TV (SCTV3 - chương trình thiếu nhi), Yan (SCTV2 - ca nhạc), Yeah 1 TV (SCTV4 - dành cho giới trẻ)... Tuy nhiên đó chỉ là số ít.

Không thể ăn sẵn mãi

Số kênh nước ngoài có thể xem được thì hầu như nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nào cũng đã khai thác tối đa, vì đây là lượng kênh “ăn sẵn” không cần đầu tư. Thậm chí ngay trên hệ thống truyền hình cáp trung ương VCTV, nhà cung cấp dịch vụ cũng không dịch phụ đề cho các phim vào các giờ chiếu không phải giờ vàng vào buổi tối.

Điển hình cho sự nghèo nàn thiếu dinh dưỡng trên hệ thống truyền hình cáp VCTV là kênh VCTV1. Được coi là kênh trọng điểm nhưng VCTV1 lại là kênh không biết đến giải trí đặc sắc là gì. Tiêu biểu cho các chương trình ca nhạc trên kênh này có lẽ là Quán âm nhạc. Một chương trình có format quá cũ và cũng là một chương trình “bạ ai mời nấy”, những album và ca sĩ xuất hiện trên chương trình này hiếm khi là những cái tên đáng nghe. Điểm lại các chương trình giải trí của kênh này thì chắc có chương trình Món ngon là chương trình…. giải trí đặc sắc nhất. Thảm hơn là kênh chuyên về văn hóa giải trí VCTV4, kênh này chuyên đi phát lại những chương trình ca nhạc và sân khấu có tuổi đời cả chục năm trước được thu thập lại từ các đài địa phương. Chương trình thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với khán giả trẻ trên VTCT4 là M4ME, một chương trình nhạc theo yêu cầu bằng cách nhắn tin. Nhưng chương trình này cũng chỉ phát đi phát lại những bài hát, chủ yếu là nhạc Hàn, đã quá cũ.

Ngay cả với nhà cung cấp SCTV, được đánh giá là chịu khó đầu tư nhất thì hệ thống kênh giải trí vẫn không khác các kênh cáp khác là mấy. Duy có sản phẩm đặc sắc nhất là Yan (SCTV2 - ca nhạc) và Yeah 1 TV (SCTV4 - dành cho giới trẻ) thì cũng còn nhiều điều để bàn.

Yan (SCTV2 - ca nhạc) được đánh giá là một kênh có sự đầu tư khá chuyên nghiệp về cách làm từ việc mời các nhà sản xuất nước ngoài cho đến việc bao thầu toàn bộ các show ca nhạc lớn ở Việt Nam, những nỗ lực phân loại các chương trình âm nhạc cho từng đối tượng cụ thể như: hip hop, rock,… Tuy nhiên Yan TV vẫn không thể tránh khỏi chuyện phát đi phát lại các bài nhạc cũ và cả chương trình cũ. M!CountDown – một chương trình chuyên về nhạc Hàn trên kênh này thường phát những live show đã diễn ra cách đó cả nửa năm trước tại Hàn Quốc.

Yeah 1 TV (SCTV4 - dành cho giới trẻ) lại là kênh quá nghèo nàn về nội dung. Để lấp sóng người ta phát đi phát lại các chương trình cũ của kênh này khiến người xem đôi khi phát bực. Không những vậy, nhà sản xuất một thời còn nghĩ ra đủ chiêu lấp sóng bằng việc tổ chức những cuộc thi “kỳ lạ” như Siêu sao hát nhép, Sao Sao (bắt chước cách hát và biểu diễn của ca sĩ đồng thời là giám khảo cuộc thi)...

Để sản xuất một phút phát sóng trên truyền hình, với những chương trình đơn giản, không phải di chuyển và quay ngoại cảnh nhiều thì ước tính kinh phí chừng 1,5 – 2 triệu đồng. Chương trình phức tạp hơn khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/ 1 phút. Trong khi ấy hầu như các kênh phát trên hệ thống truyền hình cáp không thu được nhiều từ quảng cáo, dẫn đến tình trạng “ăn sẵn”, bởi chỉ cố gắng lấp đủ số kênh và số giờ phát sóng cũng đã quá sức rồi, nói gì đến chuyện nâng cao chất lượng chương trình.

Chương trình tệ nên khán giả... "lướt sóng"

“Hầu như chương trình truyền hình nào tôi cũng xem, nhưng xem hết thì không. Những chương trình tôi hay chuyển kênh nhất luôn là chương trình ca nhạc” - Nhạc sĩ Huy Tuấn cho biết.

- Phải nói thẳng là chương trình ca nhạc “xem được” trên TV rất hiếm. Lý do thì nhiều lắm nhưng tựu chung là sự cẩu thả thấy rõ từ việc biên tập, thái độ của ca sĩ tham gia cho đến sự chăm chút, đầu tư của người có quyền ban phát thời lượng phát sóng. Vậy nên khán giả cũng chỉ xem những chương trình như thế với thái độ “lướt sóng”.

Chẳng nơi nào trên thế giới lại hoang phí sóng dành cho ca nhạc như ở ta và cái gì nhiều quá thì bao giờ cũng bị ngán. Trước đây chữ “trực tiếp” luôn làm người xem phải xốn xang vì sự sang trọng và là một dấu hiệu đặc biệt thì giờ đây “trực tiếp” đã bị tầm thường hóa.

Sự tràn lan của show ca nhạc trên truyền hình là một trong những nguyên nhân chính làm tổn hại đến thị trường ca nhạc. Xuất hiện trên đủ kiểu chương trình khác nhau thì ca sĩ khó tránh khỏi nhợt nhạt về hình ảnh, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cùng với đó, nhạc công cùng các ban nhạc “thất nghiệp”, hát nhép “lên ngôi”, công chúng no nê ngồi ì trong nhà chẳng muốn ra ngoài xem và thưởng thức, live show không bán được vé, lỗ nên người ta không đầu tư cho nhiều, ca sĩ kêu trời, run sợ…

Thế nhưng, ca sĩ muốn giữ hình ảnh của mình trong thì lại phải lên truyền hình! Nhưng với tần số phủ sóng của ca sĩ trên truyền hình như vậy thì chính họ đã tự đánh mất sự lung linh của mình. Đáng lẽ họ phải dành những điều đặc biệt cho khán giả khi thưởng thức trực tiếp các live show. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn.

- Vì cái vòng luẩn quẩn đã thành quen từ nhiều năm nay nên nhiều người vẫn nghĩ âm nhạc trên truyền hình chính là bộ mặt của âm nhạc Việt Nam và chỉ cần thưởng thức trên truyền hình là đủ. Giống như việc đọc tin tức trên mặt báo là đã tham gia hay hiểu về hoạt động văn hóa - nghệ thuật nước nhà. Theo anh, điều đó có đúng thực tế?

- Thưởng thức âm nhạc thực thụ chỉ nên đến các live show nhưng không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức theo cách đó nên chúng ta mới có các chương trình ca nhạc trên truyền hình và cũng từ đây nảy sinh ra bao vấn đề, trong đó có quan niệm như bạn nói.

Với sức ép phải có cái gì để lấp đầy sóng thì chỉ còn mỗi cách là có cái gì thì phát cái đó. Nhưng hãy nhớ, đó chỉ là bức tranh phản ánh về âm nhạc của truyền hình, không phải bộ mặt của âm nhạc hiện nay.

Các nghệ sĩ nên biết tự bảo vệ mình bằng cách lên sóng một cách chọn lọc. Lên truyền hình nhiều có thể là con dao hai lưỡi, nó có thể cho các bạn cảm giác rằng mình đang “hot”, đang được phủ sóng khắp nơi nhưng đó cũng là cách bạn hạ nhiệt hình ảnh của mình trong lòng công chúng, mất hình - mất cả tiếng một cách nhanh chóng.

“Ít mà nhiều” chính là chìa khóa dành cho tất cả những nhà quản lý sóng, những biên tập âm nhạc và các nghệ sĩ để có những chương trình có chất lượng.
Về Đầu Trang Go down
 

Truyền hình trả tiền: Vườn hoa nhạt sắc thiếu hương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tin truyền hình: Giới thiệu 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc
» SCTV chiếm thị phần lớn nhất của truyền hình trả tiền
» Thuê bao bình quân truyền hình trả tiền Việt Nam thấp nhất trong khu vực
» Truyền hình trả tiền sắp tăng giá cước?
» Truyền hình trả tiền: Tư sát cánh với Công

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: tin tức về truyền hình-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất