Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trungduc91
Administrator
Administrator
trungduc91

Tên Thật : Trần Trung Đức
Tổng số bài gửi : 1554
Ngày gia nhập : 03/03/2010
Đang sống tại : Lâm Đồng
Làm việc tại : DLU
Giới tính : Nam

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime2012-05-22, 12:54 am

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2

DVB-S2 là thế hệ truyền dẫn thứ hai cho phát quảng bá vệ tinh. Sự ra đời của DVB-S2 là một bước đột phá về công nghệ so với thế hệ thứ nhất DVB-S bởi những cải tiến trong mã sửa sai mới (BCH & LPDC) và kết hợp với các kiểu điều chế và mã hoá cấp cao. Ứng dụng công nghệ DVB-S2 sẽ làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng băng thông trong truyền dẫn vệ tinh: từ 30% đến 131% so với DVB-S đồng thời giảm giá thành thuê transponder vệ tinh.

Bài viết này giới thiệu về công nghệ DVB-S2, điểm khác biệt giữa hai hệ thống DVB-S2 và DVB-S, tại sao nên sử dụng DVB-S2, mã sửa sai BCH & LDPC, điều chế và mã hoá cấp cao ( VCM & ACM) đồng thời phân tích hiệu quả của công nghệ DVB-S2 so với công nghệ DVB-S hiện tại.


1. Giới thiệu.

Kỷ nguyên truyền dẫn thông tin bằng vệ tinh thực sự có hiệu quả vào những năm 80. Khi đó, truyền dẫn qua vệ tinh đã tiết kiệm băng thông và giá thành khi sử dụng các kiểu điều chế QPSK và BPSK. Những năm 90, công nghệ phát quảng bá qua vệ tinh đã phát triển rộng rãi sau khi ETSI công bố chuẩn DVB-S đầu tiên, kết hợp điều chế QPSK với mã sửa lỗi hướng truyền trong và ngoài (Viterbi và Reed-Solomon).
Cuộc cách mạng về mã sửa lỗi kết hợp với các cấu hình điều chế mới và một loạt các đặc tính mới là nền tảng làm nên tiêu chuẩn DVB-S2. Đây là tiêu chuẩn mới nhất trong các tiêu chuẩn của ETSI về truyền dẫn thông tin vệ tinh. Kiểu điều chế này cũng đã khép lại con đường tiệm cận giới hạn về mặt lý thuyết (giới hạn shannon).
DVB-S2 với hiệu suất sử dụng băng thông tăng từ 30% đến 131% so với DVB-S đang được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả to lớn khi được ứng dụng, với khả năng truyền dẫn đồng thời nhiều dịch vụ có tốc độ lớn như truyền hình có độ phân giải cao HDTV, Internet tốc độ cao, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên nghiệp… trên cùng một bộ phát đáp của vệ tinh mà hệ thống DVB-S trước đó khó có thể thực hiện được.

2. Công nghệ DVB-S2.

Nhìn thoáng qua (Hình 1) thì tiêu chuẩn DVB-S2 (ETSI TR 102 376) có ít sự thay đổi đáng kể nào khi so sánh với tiêu chuẩn DVB-S (EN-301210 và EN-300421): Mã sửa sai trong Viterbi và ngoài Reed-Solomon được thay thế bằng mã sửa sai LDPC (Low-Density Parity Check) và BCH (Bose-Chaudhuri-Hocquenghem) tương ứng.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432246.nv



Ngoài ra, điều chế phức tạp hơn và số lượng bit hữu ích / hertz tăng lên. Tiêu chuẩn mới cung cấp các kiểu điều chế QPSK (2 bit/hz), 8PSK (3 bit/Hz), 16APSK (4 bit/Hz) và thậm chí là 32APSK (5 bit/Hz). So sánh với kiểu điều chế QAM, các cấu hình điều chế APSK (Amplitude and Phase-Shift Keying ) cho phép việc bù dễ dàng với bộ phát đáp-transponder phi tuyến.
Sự khác nhau chính và cũng là hiệu quả của DVB-S2 khi so sánh với DVB-S là khả năng kết hợp các dòng dữ liệu vào một sóng mang, điều chế, mã hoá thay đổi và tương thích (VCM và ACM) và cấp bên trong dòng dữ liệu không phải MPEG (non-MPEG2).
Sự kết hợp các dòng dữ liệu khác nhau sẽ làm tăng số lượng tín hiệu truyền tải trên một sóng mang. Trong thực tế, điều này có thể xem như việc sử dụng bộ ghép kênh (MUX), nhưng lại không phải chịu những bất lợi từ việc định lại tham chiếu thời gian chương trình PCR và sự thay đổi thông tin dịch vụ - thông tin đặc trưng chương trình (SI-PSI).
Chức năng điều chế và mã hoá thay đổi -VCM (Variable Coding and Modulation) cho phép xác định một cấu hình điều chế khác nhau và mức sửa lỗi cho mỗi dòng dữ liệu trên cùng một sóng mang.
Chức năng điều chế và mã hoá tương thích - ACM (Adaptive Coding and Modulation) cho phép thay đổi động cấu hình điều chế và mức bảo vệ lỗi cho mỗi khung dữ liệu. Khi kết hợp các dòng dữ liệu với các đầu cuối thu có cơ cấu hồi tiếp, tính năng ACM đặc biệt thích hợp cho việc tối ưu băng thông cho một mạng tương tác: Các thông số truyền dẫn có thể được tối ưu cho mỗi bộ đầu cuối và các ảnh hưởng do thời tiết như là fading do mưa có thể được bù dễ dàng và an toàn.
DVB-S2 được ví như là một bộ công cụ cho các dịch vụ tương tác: Điều chế và mã hoá cao cấp, truyền tải bất kì dạng (format) dữ liệu nào. Mục tiêu của bộ công cụ DVB-S2 là một hệ thống đơn phục vụ cho các ứng dụng khác nhau.

2.1. Điều chế và mã sửa sai cao cấp.

a. Điều chế: Có 4 kiểu điều chế QPSK, 8PSK, 16APSK và 32APSK (Hình 2). Tất cả đã được tối ưu để hoạt động với các transponder phi tuyến. Bộ điều chế sử dụng bộ lọc băng gốc (B.B filter) và điều chế vuông góc (Quadrature Modulation) tạo ra các dạng phổ tín hiệu và tín hiệu cao tần RF. Đây là bộ lọc dạng cosin tăng có 3 dạng phổ ứng với 3 hệ số roll-off (α): 0,20; 0,25 và 0,35. Giảm hệ số α sẽ làm tăng độ suy giảm bên ngoài kênh phi tuyến (do nhiễu ISI tăng lên), phổ tín hiệu ra sẽ “vuông” hơn.

b. Mã sửa sai cao cấp: DVB-S2 sử dụng phương pháp mã hoá khối BCH và LDPC.
- Kích thước khối mã hoá: 64800 bit (hoặc 16200).
- Tỷ lệ mã sửa sai: 1/4, 1/3, 2/5, 1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5, 5/6, 8/9, 9/10.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432329.nv

c. Quá trình tạo khung (Frame):
Truyền dẫn tín hiệu được tổ chức thành các khung nối tiếp nhau. Có thể hình dung các khung này như những toa tầu chở hàng nối đuôi nhau, Trên mỗi khung (toa tầu) gồm phần mào đầu-Header (H), trong mỗi Header chứa các bit đồng bộ và báo hiệu (điều chế, mã hoá...) và khối mã hoá mang thông tin (Code block). Với ACM quá trình bảo vệ có thể thay đổi từng khung một (16APSK, 8PSK, QPSK2/3…) tuỳ theo điều kiện truyền dẫn (trời nắng, có mây mù hay mưa…).

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432367.nv

2.2. DVB-S2 truyền tải bất cứ định dạng dữ liệu nào.

- DVB-S2 có thể tiếp nhận dòng truyền tải đơn chương trình hoặc đa chương trình, dạng MPEG-TS hay dạng generic (ví dụ như IP...).
- DVB-S2 tương thích tốt với các loại mã hoá MPEG-2, HDTV cũng như các hệ thống mã hoá mới (như H.264AVC, VC1…).
- Mỗi dòng tín hiệu đầu vào có thể được bảo vệ bằng các cách khác nhau. Khi qua hệ thống truyền dẫn DVB-S2, tín hiệu sau giải mã đúng như ban đầu.

3. Tại sao nên sử dụng DVB-S2?

Sử dụng tiêu chuẩn DVB-S2 hiện là hướng đi hoàn thiện trong thực tế. Hoàn thiện ở đây muốn nói đến sự tiết kiệm đáng kể về dải thông, tăng hiệu quả công suất của quá trình truyền dẫn, được thiết kế với các tính năng tối ưu và yêu cầu tỷ số C/N thấp khi thu.

3.1. Tăng dung lượng truyền dẫn trên cùng một băng thông.

So sánh với tiêu chuẩn DVB-S trước đây với cùng điều kiện truyền dẫn: DVB-S2 có khả năng truyền dữ liệu lớn hơn tới 30% so với DVB-S trong cùng điều kiện băng thông [1]. Hay nói cách khác một tín hiệu truyền dẫn theo tiêu chuẩn DVB-S2 yêu cầu băng thông ít hơn 30% so với khi sử dụng tiêu chuẩn DVB-S. Đặc biệt khi ứng dụng điều chế, mã hoá VCM và ACM hiệu suất sử dụng băng thông tăng tương ứng 66% và 131% [4]. Điều này có nghĩa là giá thành thuê transponder sẽ thấp hơn.

3.2. Tăng hiệu quả công suất của quá trình truyền dẫn.

Sử dụng DVB-S2 còn làm tăng hiệu quả công suất của quá trình truyền dẫn. Trong vùng phủ sóng, một tín hiệu DVB-S2 yêu cầu thu được ở mức thấp hơn khoảng 2.5 dB so với một tín hiệu DVB-S trong cùng điều kiện bảo vệ lỗi. Ngoài ra, DVB-S2 còn có thể tương thích được bất kì đặc tính transponder vệ tinh với sự khác nhau lớn của các tần số phổ (từ 0.5 đến 4.5 bit/s trên một đơn vị băng thông) và yêu cầu về tỷ số C/N kết hợp (từ -2dB đến 16dB).
Khi DVB-S2 được ứng dụng với các ứng dụng điểm-điểm như IP unicasting, gain của tín hiệu DVB-S2 còn lớn hơn DVB-S. Chức năng điều chế và mã hoá thay đổi (VCM) cho phép thực hiện điều chế và mức bảo vệ lỗi khác nhau để sử dụng hoặc thay đổi trên cơ sở từng frame một. Chức năng này còn có thể kết hợp với việc sử dụng kênh đường về (return channel) để đạt được điều chế mã hoá tương thích khoá vòng (closed-loop).
Vì vậy các thông số truyền dẫn được tối ưu cho mỗi thuê bao riêng biệt phụ thuộc vào điều kiện đường truyền.
ACM cho phép sử dụng lại từ 4 đến 8 dB phần công suất thường dùng để dự phòng cho suy hao do mưa (clear sky margins) trong các truyền dẫn thông tin vệ tinh thông thường DVB-S. Do đó vùng phủ sóng vệ tinh tăng gấp 2 hoặc 3 lần dẫn tới giá thành dịch vụ giảm đột ngột.

3.3. DVB-S2 được thiết kế với các tính năng tối ưu.

DVB-S2 đã được tối ưu cho các ứng dụng vệ tinh băng rộng như:

- Các dịch vụ quảng bá: Truyền dẫn các chương trình SDTV hoặc HDTV.
- Các dịch vụ tương tác bao gồm cả truy nhập internet.
- Các ứng dụng chuyên nghiệp: phân phối tín hiệu truyền hình số tới các trạm phát hình số mặt đất, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên nghiệp khác (DSNG, Internet Truncking, Cable Feeds…).

DVB-S2 không bị hạn chế với kiểu mã hoá video và audio MPEG-2 mà có thể tương thích với các kiểu mã hoá MPEG-2, MPEG-4 và HDTV. Tiêu chuẩn này cũng mềm dẻo hơn khi chấp nhận bất kì dạng đầu vào, bao gồm dòng bit liên tục, dòng truyền tải MPEG đơn hoặc đa chương trình, IP hay ATM. Đặc tính này cho phép các dòng dữ liệu khác và các cấu hình dữ liệu trong tương lai có thể sử dụng được với DVB-S2 mà không cần tới một tiêu chuẩn mới.

3.4. Yêu cầu về tỷ số C/N thấp.

Các mode truyền dẫn của DVB-S2 đòi hỏi tỷ số C/N khi thu thấp. Kết quả đạt được bởi mô phỏng máy tính trên kênh nhiễu trắng (Hình 4).

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432497.nv

Mối liên hệ giữa dung lượng kênh và băng thông của các kênh nhiễu trắng được xác định bởi công thức nổi tiếng do Shannon tìm ra, đó là:
C = W log2(1 P/N)
Se = C/W
Trong đó:
Se : Hiệu quả phổ (bit/s/Hz).
C : là dung lượng kênh (bit/giây).
W: là băng thông của kênh (Hz).
P : là công suất máy phát (w).
N: là công suất nhiễu (w).
So sánh DVB-S2 với DVB-S chúng ta có thể thấy độ lợi (gain) dung lượng tốc độ bit của tín hiệu DVB-S2 đạt tới 25-35 % so với DVB-S (cùng tỷ số C/N và tốc độ symbol) tuỳ thuộc vào mode truyền dẫn và ứng dụng. DVB-S2 có tính linh hoạt rất lớn, nó có thể tương thích với bất kì đặc tính của transponder nào: Hiệu suất phổ có thể đạt từ 0.5 đến 4.5 bit/s/Hz, C/N trong khoảng từ -2 đến 16 dB trong môi trường có nhiễu trắng.
Nhìn trên hình 4, chúng ta thấy DVB-S2 chỉ còn cách đường giới hạn Shannon từ 0.7 đên 1 dB, điều này có nghĩa rằng với DVB-S2“Từ nay về sau, chúng ta sẽ không bao giờ phải thiết kế một hệ thống khác cho phát quảng bá vệ tinh” [2].

4. Mã sửa sai BCH & LDPC.

Mã sửa sai kiểm tra độ ưu tiên cường độ thấp LDPC (low-density parity check code) là một lớp các mã khối tuyến tính tương ứng là một ma trận kiểm tra độ ưu tiên H. Ma trận H chỉ gồm các số 0 và 1 nằm rải rác. Điều đó có nghĩa rằng cường độ của các số 1 trong ma trận này rất thấp. Việc mã hoá được thực hiện bằng các phương trình biến đổi từ ma trận H để tạo ra các bit kiểm tra độ ưu tiên. Việc giải mã được thiết lập bằng cách sử dụng “các đầu vào mềm” (soft-inputs) kết hợp với các phương trình này để tạo ra các ước lượng mới cho các giá trị thông tin đã được gửi. Mã LDPC có thể loại trừ được các tầng lỗi. Để xác định được tầng lỗi, một mã phía ngoài (mã ngoại) được thêm vào trong công nghệ LDPC, đó là mã BCH. Mã ngoại BCH có hiệu quả với tầng lỗi thấp. Vì vậy, tổ chức DVB đã chọn phương pháp mã ngoại BCH và mã nội LDPC là mã sửa sai của tiêu chuẩn DVB-S2.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432558.nv

5. Điều chế và mã hoá thay đổi VCM.

Một đặc tính nổi bật của công nghệ DVB-S2 là các dịch vụ khác nhau có thể phát trên cùng một sóng mang. Mỗi dịch vụ vẫn giữ cấu hình điều chế và tỷ lệ mã sửa sai riêng. Đây là một kiểu ghép kênh trên lớp vật lý được gọi là điều chế và mã hoá thay đổi – VCM (Variable Coding and Modulation). VCM thực sự phát huy hiệu quả khi các dịch vụ khác nhau không cần tỷ lệ mã sửa sai giống nhau (chẳng hạn có thể chấp nhận mất một kênh thứ hai trong trường hợp fading do mưa) hoặc các dịch vụ khác nhau được chỉ định cho các trạm khác nhau trong những điều kiện thu thông thường khác nhau.

6. Điều chế và mã hoá tương thích ACM.

Hiện nay các dịch vụ DVB IP/Unicast cung cấp bởi vệ tinh sử dụng tiêu chuẩn DVB-S cho đường truyền dẫn. DVB-S được phát triển cho các ứng dụng quảng bá ở đó quá trình bảo vệ tín hiệu khi xuyên qua các lớp vật lý của bầu khí quyển đối với tất cả các dịch vụ là hằng số và nó không đổi suốt thời gian truyền dẫn (quá trình tối ưu đường truyền dẫn chỉ thực hiện cho trường hợp xấu nhất: dịch vụ tồi nhất, phút tồi nhất và vị trí tồi nhất).
DVB-S2 sử dụng công nghệ ACM (Adaptive Coding and Modulation) cho phép điều chế và mã hoá sửa lỗi thích nghi tuỳ thuộc vào các điều kiện truyền dẫn: bầu trời trong xanh hay mưa, chảo thu nằm ở trung tâm hay ở mép của búp sóng (beam) phát từ vệ tinh...

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432604.nv

Mỗi đầu cuối DVB-S2 có thể hoạt động với một ngưỡng (margin) C/N rất thấp vì vậy làm tăng số lượng chương trình trên cùng một băng thông của vệ tinh.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432626.nv

Hệ số khuếch đại (gain) của các bộ phát đáp trên vệ tinh ứng dụng ACM sẽ tăng lên khi tần số tăng (băng C, Ku và Ka). Do đó băng tần Ku và Ka thích hợp hơn cả với ACM. Băng Ka ít chật trội hơn vì thế nên sử dụng ACM.
DVB-S2 thực hiện quá trình truyền dẫn thích nghi này với từng người sử dụng độc lập và chỉ với các dịch vụ điểm-điểm (hình Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 66916. Tín hiệu được đưa vào điều chế ACM ở phía phát, truyền dẫn qua vệ tinh bằng DVB-S2.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432651.nv

Tại phía thu, sau giải điều chế có máy đo tỷ số C/N I và truyền tín hiệu đo này về trung tâm điều khiển tốc độ bit để chuyển đổi kiểu truyền dẫn đường xuống với mức bảo vệ thấp (8PSK, FEC 5/6) khi trời nắng không có mây hoặc mức bảo vệ cao (QPSK, FEC 1/2) khi trời nhiều mây có mưa.

7. Hiệu quả của công nghệ DVB-S2 so với DVB-S.

Để thấy được hiệu quả của công nghệ DVB-S2 so với DVB-S, ta xét ví dụ so sánh về số lượng các chương trình SDTV và HDTV được truyền dẫn bằng 2 công nghệ DVB-S và DVB-S2 trong cùng điều kiện công suất và băng thông vệ tinh (transponder 36 MHz): Chảo thu 60 cm; trường hợp thứ nhất sử dụng nén MPEG-2, tốc độ nén video là 4.4 Mbit/s với chương trình SDTV và 18 Mbit/s với chương trình HDTV; trường hợp thứ hai sử dụng nén video cao cấp Advanced Video Coding (AVC), tốc độ nén với chương trình SDTV là 2.2 Mbit/s và 9 Mbit/s với chương trình HDTV.
Yêu cầu về tỷ số C/N của hai hệ thống DVB-S và DVB-S2 là bằng nhau trong việc khai thác các mode truyền dẫn khác nhau và trong quá trình vi chỉnh hệ số roll-off, tốc độ symbol của hệ thống DVB-S2. Kết quả kiểm chứng cho thấy độ lợi về dung lượng của hệ thống DVB-S2 so với DVB-S là khoảng 30 %. Hơn nữa bằng việc kết hợp hệ thống DVB-S2 với mã hoá AVC (H.264/AVC hoặc VC1…), mỗi transponder 36Mhz của vệ tinh có thể truyền dẫn 21-26 kênh SDTV, hoặc 5-6 chương trình HDTV trên một Transponder. điều này sẽ làm giảm giá thành thuê trên một kênh của vệ tinh.

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 1179432692.nv




8. Sửa lỗi tiền (FEC) và điều chế:

FEC là kỹ thuật sửa lỗi chủ chốt cho phép thực hiện chỉ tiêu kỹ thuật tuyệt vời trong đường truyền vệ tinh, nơi có mức nhiễu (noise) và can nhiễu (interference) cao. Sau quá trình mô phỏng các sơ đồ FEC khác nhau, nhóm dự án DVB-S2 đã chọn mã kiểm tra parity mật độ thấp (Low Density Parity Check Code – LDPC) làm mã FEC cho DVB-S2. Các LDPC được chọn sử dụng chiều dài khối rất lớn (64800 bit cho các ứng dụng mà trê là không quan trọng, và 16200 bit). Tỉ lệ mã ¼, 1/3, 2/5, ½, 3/5, 2/3, ¾, 4/5, 5/6, 8/9 và 9/10, phụ thuộc vào việc chọn mode điều chế và yêu cầu hệ thống cũng được chọn, các tỉ lệ mã ¼, 1/3, và 2/5, kết hợp với điều chế QPSK, cho phép hệ thống hoạt động trong điều kiện đường truyền kém, nơi mức tín hiệu thấp hơn mức nhiễu. Mã xoắn ngoài BCH được đưa vào để tránh lỗi tại nơi có tỉ lệ bit lỗi thấp (BER).
4 loại điều chế có thể chọn cho quá trình truyền tải .

QPSK và 8PSK là loại được đề nghị sử dụng cho các ứng dụng quảng bá, chúng là loại điều chế có đường bao là hằng số và có thể được sử dụng trong các bộ phát đáp vệ tinh không tuyến tính có hoạt động ở gần vị trí bão hòa của đáp tuyến hoạt động. Mode 16APSK và 32 APSK, chủ yếu nhắm tới các ứng dụng chuyên nghiệp, có thể được sử dụng cho quảng bá, nhưng đòi hỏi mức C/N cao và áp dụng phương pháp tiền sửa méo trong trạm up-link để giảm thiểu tính phi tuyến bộ phát đáp.

Trong khi các mode này không hiệu quả công suất bằng các mode khác, hiệu suất phổ lại lớn hơn nhiều. Các chòm sao 16APSK và 32APSK đã được tối ưu hóa để hoạt động trên bộ phát đáp phi tuyến bằng cách đặt các điểm trên các vòng tròn. Tuy nhiên chỉ tiêu kỹ thuật của chúng trên kênh tuyến tính có thể so sánh được với chỉ tiêu của các loại 16QAM và 32QAM tương ứng.
Bằng cách chọn chòm sao điều chế và các tỉ lệ mã, có thể đạt được hiệu suất phổ từ 0.5 đến 4.5 bit/symbol, phụ thuộc vào khả năng và các hạn chế của bộ phát đáp được sử dụng.
DVB-S2 có 3 chọn lựa hệ số roll-off để xác định hình dạng phổ: 0.35 cho DVB-S, 0.25 và 0.2 cho băng thông hạn chế.

9. Cấu trúc Framing.

Hai mức cấu trúc framing được thiết kế:


  • Đầu tiên ở mức vật lý (PL), mang vài bit tín hiệu được bảo vệ cao;
  • Thứ hai ở mức cơ bản, mang các bit tín hiệu khác nhau, cho phép linh hoạt cực đại trong thích nghi với tín hiệu vào.

Mức đầu tiên của cấu trúc framing được thiết kế để cung cấp sự đồng bộ tốt và tín hiệu cho lớp vật lý. Vì vậy máy thu có thể đồng bộ (khôi phục sóng mang và pha, đồng bộ frame) và phát hiện các thông số mã hóa, điều chế trước khi giải điều chế và giải mã FEC.
Tham khảo hình 2, tín hiệu lớp vật lý DVB-S2 gồm có chuỗi các frame xếp theo trình tự: "giống như các xe tải xếp nối đuôi nhau" trong mỗi frame lược đồ mã hóa và điều chế phải đồng nhất, nhưng có thể chuyển đổi (ACM) trong các frame liền kề. Mỗi frame là một payload chứa 64800 bit (hoặc 16200 bit), tương ứng với một mã khối chập FEC LDPC/BCH, và một header (90 symbol điều chế nhị phân), chứa thông tin tín hiệu và đồng bộ. Vì header PL được bộ thu giải mã đầu tiên, nó phải không được bảo vệ bởi mạch FEC LDPC/BCH.


Mức thứ 2 của cấu trúc framing, là frame cơ bản, thích hợp cho các ứng dụng: đơn hoặc đa dòng truyền vào, dòng truyền tải, mã hoá và điều chế cố định CCM (Constant Coding & Modulation) hoặc mã hoá và điều chế thích nghi ACM (Adaptive Coding & Modulation), và nhiều cấu hình chi tiết khác. Nhờ có bảo hiểm lỗi LDPC/BCH và độ dài lớn của frame FEC, Baseband Header (BB Header) có thể chứa nhiều bit đánh dấu (80) mà không làm giảm hiệu quả truyền dẫn hoặc tính mạnh khoẻ chống nhiễu.


10. Các chế độ tương thích ngược.

Do đã tồn tại một số rất lớn máy thu vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S trên thị trường nên các nhà quảng bá khó có thể chuyển đột ngột việc thay đổi công nghệ sang DVB-S2, đặt biệt ở những nơi có trợ giá máy thu và các dịch vụ công cộng miễn phí (Free To Air – FTA). Do vậy cần phải có sự tương thích ngược trong thời kỳ chuyển dịch từ DVB-S sang DVB-S2, cho phép các máy thu DVB-S tiếp tục hoạt động, trong khi cung cấp dung lượng và dịch vụ bổ sung cho các máy thu mới, tiên tiến. Ơû cuối thời kỳ chuyển dịch, khi toàn bộ máy thu đã chuyển sang DVB-S2, tín hiệu phát xạ có thể được chuyển sang chế độ không tương thích ngược, cho phép khai thác đầy đủ tiềm năng của DVB-S2.
Việc chọn lựa chế độ tương thích ngược (BC) đã được xác định trong DVB-S2, bằng cách dự kiến gửi 2 dòng truyền tải trên một kênh vệ tinh đơn. Dòng truyền thứ nhất (ưu tiên cao HP) tương thích với máy thu DVB-S cũng như với máy thu DVB-S2, trong khi dòng truyền thứ 2 (ưu tiên thấp LP) chỉ tương thích với bộ thu DVB-S2.
Khả năng tương thích ngược có thể được thực hiện bởi điều chế theo lớp, nơi có hai dòng truyền tải HP và LP đồng thời được kết hợp đồng bộ ở mức điều chế symbol trên một chòm sao không đều 8PSK. Tín hiệu ưu tiên thấp (LP) tương thích DVB-S2 là mã hoá BCH và LDPC, với tỉ lệ mã LDPC ¼, 1/3, ½ hoặc 3/5. Kế đó ánh xạ theo lớp tạo ra chòm sao không đều 8PSK. Hai bit ưu tiên cao (HP) DVB-S xác định một điểm trong chòm sao QPSK, trong khi một bit đơn từ bộ mã hoá LDPC DVB-S2 thiết lập thêm góc xoay ± q trước khi truyền đi. Vì vậy tín hiệu truyền đi cuối cùng có một hình bao hầu như bất biến, được truyền đi trên một bộ phát đáp đơn gần như bão hòa.

11. Chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống.

Phụ thuộc vào việc lựa chọn tỉ lệ mã và chòm sao điều chế, hệ thống có thể hoạt động trong điều kiện tỉ số sóng mang trên nhiễu (C/N) từ -2.4 dB (sử dụng QPSK ¼) đến 16 dB (sử dụng 32APSK 9/10), với giả thiết kênh nhiễu trắng AWGN và bộ giải điều chế tiêu chuẩn (xem hình 3). Kết quả thu được từ quá trình mô phỏng trên máy tính cho tỉ lệ lỗi gói (PER) 10-7 (một gói dòng truyền tải bị lỗi trên một giờ truyền đi bằng dịch vu video 5Mbit/s). Khoảng cách với giới hạn Shannon từ 0,7 đến 1,2dB. Trên kênh nhiễu trắng AWGN, kết quả tiêu biểu cho thấy dung lượng gia tăng lên 20 – 35% so với DVB-S và DVB-DSNG với cùng điều kiện truyền dẫn, thu mạnh hơn 2 – 2,5dB với cùng hiệu quả phổ.


Hệ thống DVB-S2 có thể được sử dụng trong các cấu hình "một sóng mang trên một bộ phát đáp" hoặc "đa sóng mang trên một bộ phát đáp" FDM. Hình 3 cũng chỉ rõ dung lượng tốc độ bit có ích Ru có thể thực hiện được bởi hệ thống trong các cấu hình điều chế /mã hoá khác nhau, giả thiết tốc độ symbol là Rs. Tốc độ symbol Rs tương ứng với dải thông -3dB của tín hiệu đã điều chế, trong khi Rs(1 a) tương ứng với toàn bộ dải thông tín hiệu theo lý thuyết sau bộ điều chế, với a là hệ số roll-off của quá trình điều chế . Sử dụng hệ số roll-off hẹp hơn a = 0,25 và a= 0,20 có thể cho phép gia tăng dung lượng truyền đi, tuy nhiên cũng có thể tạo ra suy giảm phi tuyến lớn hơn bởi vệ tinh cho hoạt động sóng mang đơn.
Khi vệ tinh truyền đi tín hiệu DVB-S2, các tín hiệu điều chế hình bao gần như bất biến: QPSK và 8PSK có hiệu quả công suất trong cấu hình truyền đơn sóng mang trên bộ tiếp sóng, vì chúng có thể hoạt động trên bộ tiếp sóng ở chế độ gần bão hòa. 16APSK và 32APSK vốn nhạy hơn với các loại méo phi tuyến và yêu cầu các bộ tiếp sóng hoạt động ở chế độ gần tuyến tính (có nghĩa với Back-off đầu ra, OBO, lớn hơn), có thể cải thiện trong hiệu quả công suất bằng cách dùng kỹ thuật bù phi tuyến ở trạm phát lên vệ tinh (up-link). Trong cấu hình FDM, nhiều sóng mang hoạt động trên cùng một bộ tiếp sóng, nên phải giữ cho vùng hoạt động gần như tuyến tính (OBO lớn) để tránh can nhiễu điều chế quá mức tương hỗ giữa các tín hiệu.
Bảng 1 biểu thị, cho cấu hình truyền đơn sóng mang trên bộ tiếp sóng, mô phỏng suy giảm C/N sử dụng các model kênh vệ tinh và mặt nạ nhiễu pha (TWTA phi tuyến, nhiễu pha tương ứng các khối khuếch đại nhiễu thấp LNB) tại điểm TWTA hoạt động tối ưu nhất (máy tính mô phỏng bằng ESA). CSAT là công suất sóng mang không điều chế khi tầng khuếch đại công suất cuối HPA bão hòa, OBO là tỉ số công suất (dB) được đo giữa các sóng mang không điều chế ở bão hòa và sóng mang điều chế (sau OMUX). Các số liệu chỉ ra ưu điểm lớn do dùng tiền méo động đối với 16 APSK và 32APSK. Suy giảm nhiều do nhiễu pha cho APSK và đặc biệt 32APSK, có thể được xem như là một sự bi quan, vì chúng liên quan đến loại LNB dân dụng trong khi đó đối với những ứng dụng chuyên nghiệp, các thiết bị tốt hơn có thể được áp dụng trong khi giá thành tăng không đáng kể.


12. Sự phân bố nhiều ghép kênh MPEG đến các máy phát kỹ thuật số mặt đất DTT.


Truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những giải pháp phân bố dòng truyền MPEG đến các máy phát kỹ thuật số là thông qua vệ tinh. Các hệ thống hiện hành được đặt trên cơ sở DVB-S, cho phép truyền một ghép kênh đơn MPEG trên từng tín hiệu. Kết quả là để phân bố n ghép kênh MPEG, cần phát đi n sóng mang cho từng bộ tiếp sóng, do vậy yêu cầu OBO của tầng khuếch đại công suất cuối (HPA) của vệ tinh lớn (nếu không cần dùng n bộ tiếp sóng). Việc áp dụng DVB-S2 cho phép phân bố nhiều ghép kênh MPEG khi sử dụng một cấu hình một sóng mang trên một bộ tiếp sóng, vì vậy tối ưu hóa hiệu quả công suất bởi sự bão hoà tầng khuếch đại công suất cuối của vệ tinh. Điều chế và mã thích nghi không được quan tâm vì nhiều trạm sẽ phải thu cùng một tín hiệu.
Ví dụ, một tín hiệu DVB-S2 với tốc độ symbol 30Mbaud có thể được truyền đi trên một bộ tiếp sóng băng thông 36 MHz, hệ số roll-off a = 0,20. Như vậy để truyền đi 2 ghép kênh truyền hình số mặt đất DTT trên DVB-S2, tốc độ bit 24Mbit/s, yêu cầu hiệu quả phổ 1,6 [bit/s/Hz], tương ứng với QPSK 5/6. C/N cần thiết phải đạt 6dB trong băng thông 30MHz. Khả năng kết nối cho phép (99,9%) phải được thực hiện với an ten up-link đường kính 3m (EIRP 64dBW), bộ tiếp sóng gần bão hòa trong vùng không gian trong, anten thu 1,2m tại nơi đặt máy phát sóng mặt đất. Khi sử dụng DVB-DSNG với 8PSK 2/3 và chỉ định 2 sóng mang FDM trong 36MHz với tốc độ symbol 13,3 Mbaud, C/N cần thiết của máy thu phải đạt 9dB trong băng thông. Để đảm bảo 99,9% khả năng kết nối, công suất (EIRP) phát up-link phải đạt được 75dBW, điều chỉnh độ lợi của bộ tiếp sóng để đạt được OBO = 5.5dB trên một sóng mang trong không gian sạch và kích thước của anten thu không được nhỏ hơn 2m. Vì vậy DVB-S2 cho phép anten thu đủ nhỏ (giảm đi gần một nửa) và trạm up-link rẻ hơn.

13. Điều chế và mã hoá thích nghi ACM cho các dịch vụ "điểm – điểm" (one-to-one)


Khi DVB-S2 được sử dụng cho các ứng dụng tương tác điểm – điểm giống giao thức truyền trên internet, kết quả là tốt hơn so với DVB-S, nếu sử dụng điều chế và mã hoá thích nghi ACM. Thực tế ACM cho phép khôi phục cái gọi là"độ dự phòng không gian sạch" (4 đến 8dB công suất), bị phí trong kết nối vệ tinh"điều chế và mã hoá hằng số", vì vậy tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 thông lượng trung bình của vệ và giảm đáng kể giá thành dịch vụ. ACM là cơ sở cho các băng tần số cao (thí dụ như Ka) và cho vùng khí hậu nhiệt đới.



Việc áp dụng mức vật lý được thực hiện như sau:


  • Mỗi trạm thu vệ tinh ST đo tình trạng kênh (C/N I có sẵn) và báo cáo thông qua kênh phản hồi đến cổng (GW).
  • Các báo cáo của trạm thu vệ tinh (ST) được cổng GW tính tới khi chọn mức độ bảo vệ chỉ định cho gói dữ liệu địa chỉ đến ST;
  • Để tránh tràn thông tin trong lúc tín hiệu yếu, về nguyên lý cơ cấu điều khiển tốc độ bit của người sử dụng phải được thực hiện, tương thích lưu lượng được đề nghị với dung lượng kênh có sẵn. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách, tuỳ theo các yêu cầu dịch vụ đặc biệt và cấu trúc mạng. Cổng GW áp đặt bảo hiểm lỗi, áp dụng đối với phần dữ liệu người sử dụng đã cho qua kỹ thuật giao diện thích hợp. Với dịch vụ "one-to-one" (ví dụ DSNG), các kết nối unicast IP sử dụng ACM cho DVB-S2 phải áp dụng bảo hiểm lỗi trên cơ sở từng cặp người sử dụng: số người sử dụng có thể rất lớn (có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn người). Hơn nữa, việc điều khiển tốc độä nguồn trực tiếp có thể là điều không thể được, vì các nguồn thông tin (người cung cấp thông tin IP) ở xa cổng GW vệ tinh.

Một quyết định quan trọng trong các hệ thống ACM là độ trễ vòng áp dụng lớp vật lý, vì nó nối kết một cách chặt chẽ với hệ khả năng thống theo dõi các thay đổi kênh. Nếu việc áp dụng vòng nhanh, tính liên tục của dịch vụ được bảo đảm ngay cả trong thời gian tín hiệu yếu, đồng thời giữ độ dự phòng đường truyền C/N thấp để cực đại hóa thông lượng toàn bộ hệ thống. Vì tốc độ biến thiên tối đa C/N I ở băng tần Ka được tính toán ở khoảng 0,5dB mỗi giây trong khi có mưa lớn, và vì khoảng cách C/N giữa 2 mức độ bảo hiểm DVB-S2 gần sát nhau là khoảng 1 dB, các độ trễ vòng điều khiển nhỏ hơn 1 giây sẽ cho phép giảm thiểu tối đa sự mất mát gói dữ liệu truyền đi.
14. Các dịch vụ DSNG và góp tin (contribution) TV sử dụng ACM.

Kỹ thuật ACM rất hứa hẹn cải thiện việc thực hiện kết nối điểm – điểm và điểm – đa điểm những kết nối góp tin TV nơi mà dòng truyền tải TS đơn được gửi đến một hoặc vài trạm thu. Trong trường hợp này, bảo hiểm các gói dòng truyền tải TS phải theo những biến thiên C/N I trên kênh vệ tinh tại điểm thu. Tốc độ bit dòng truyền tải là hằng số, thời gian trễ thấp, như được yêu cầu bởi MPEG, có thể được bảo đảm bằng cách dùng công cụ thích nghi dòng DVB-S2. Để tránh dòng truyền bị tràn, khi thông lượng kênh bị giảm, phải dùng bộ mã hoá video tốc độ bit thay đổi.
Trước tiên chúng ta xem xét các dịch vụ của TV contribution sử dụng trạm phát và thu lớn để truy nhập vào bộ tiếp sóng loại 36MHz với 4 tín hiệu FDMA. Sử dụng tiêu chuẩn DVB-DSNG và mode điều chế 16QAM ¾, 4 tín hiệu TV contribution, tốc độ bit 18.5Mbit/s có thể được ấn định trong bộ tiếp sóng (công suất bức xạ trung bình tương đương EIRP uplink 76dBW, 14,3 global IBO và đường kính anten thu/phát là 7m, 99,9% kết nối có khả năng thực hiện được). Sử dụng DVB-S2, 16APSK 5/6 và hệ số roll-off = 0.2, tốc độ đường truyền mỗi kết nối có thể tăng lên 24.75 Mbit/s, vì vậy tốc độ bit của DVB-S2 cao hơn của DVB-DSNG 30%. Mặc khác, khi giữ tốc độ bit như DVB-DSNG, chỉ tiêu DVB-S2 tốt hơn có thể được sử dụng để giảm đáng kể kích thước đường kính của anten phát/thu xuống còn 4,5m (8PSK 5/6, EIRP uplink 74dBW, 13dB global IBO). Với cùng kích thước anten 4,5m, nhưng thêm chức năng ACM của DVB-S2, tốc độ bit có ích sẽ được tăng đến 24.75 Mbit/s, với điều kiện bầu trời trong (clear sky).
Những ưu điểm của DVB-S2 và ACM cũng rõ ràng cho dịch vụ DSNG. Ví dụ, trong băng thông vệ tinh 9MHz, DSNG sử dụng anten 1.2m (EIRP uplink 61dBW) có thể truyền 19.8 Mbit/s trong điều kiện không gian sạch (16APSK 2/3, hệ số roll-off = 0.2) và chuyển sang 14.85 Mbit/s khi suy hao đường truyền lớn (8PSK 2/3). Với mục đích so sánh, DVB-DSNG với QPSK 7/8 sẽ chỉ cho phép truyền 10.7 Mbit/s.
Một ví dụ nữa, xem xét trạm DSNG dạng gọn nhẹ (fly-away) với kích thước anten 90cm và công suất HPA chỉ 12W (99,9% khả năng thực hiện được kết nối, EIRP up-link 49dBW, 12 dB global IBO, anten thu đường kính 4 m, 4 tín hiệu cho một bộ tiếp sóng). Sử dụng DVB-S2 và ACM, 9.9 Mbit/s (QPSK 2/3, roll-off = 0.2) trong không gian sạch, 8.9 Mbit/s (QPSK 3/5) với điều kiện trung bình và 3.68 Mbit/s (QPSK ¼) với điều kiện kết nối khắt khe. Điều này sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt khi sử dụng mã hoá video MPEG-2, và chất lượng tuyệt vời nếu sử dụng bộ mã hoá mới AVC. DVB-S (QPSK ½) cần một trạm công suất lớn hơn 5dB (so với DVB-S2) để truyền tốc độ bit cố định 6.1 Mbit/s.

15. Kết luận.

DVB-S2 là tiêu chuẩn mới nhất trong hệ thống tiêu chuẩn DVB cho các ứng dụng vệ tinh băng rộng, với hiệu suất sử dụng băng thông tăng từ 30% đến 131% so với công nghệ DVB-S hiện nay. Công nghệ này thực sự là bộ công cụ hữu hiệu cho các dịch vụ tương tác qua vệ tinh.
Tổ chức DVB không cho rằng DVB-S2 sẽ thay thế DVB-S trong một thời gian ngắn trong lĩnh vực quảng bá truyền hình thông thường. Hàng triệu bộ giải mã DVB-S đang hoạt động tin cậy và đóng góp vào những thành công của thương mại vệ tinh số trên toàn cầu. Các ứng dụng mới đã được dự tính phát qua vệ tinh như truyền dẫn HDTV và phân phối các dịch vụ dựa trên nền IP sẽ thực hiện hiệu quả dựa trên hệ thống DVB-S2. Việc kết hợp DVB-S2 và cấu hình mã hoá video và audio mới (ví dụ như H.264/AVC/VC-9) có thể phát 21-26 chương trình SDTV hoặc 5-6 chương trình HDTV trên một transponder 36Mhz. Trong các ứng dụng truyền dẫn chuyên nghiệp, DVB-S2 có khả năng cung cấp điều chế và mã hoá tương thích (ACM), tính năng này có hiệu quả lớn với các dịch vụ điểm-điểm như là các trạm DSNG nhỏ. Trong các ứng dụng mới này, hệ thống DVB-S2 sẽ làm được những điều mà hệ thống DVB-S không thể làm được.


Các chữ viết tắt:

ACM: Adaptive Coding and Modulation Điều chế và mã hóa thích nghi
APSK: Amplitude Phase-Shift Keying Điều chế dịch pha, biên độ
ATM: Asynchronous Transfer Mode Mode truyền bất đồng bộ
AVC: (MPEG-4) Advance Video Coding Mã video tiên tiến
AWGN: Additive White Gaussian Noise Nhiễu trắng
BCH: Bose-Chaudhuri-Hocquenghem (code) Mã BCH
BER: Bit-Error Ratio Tỉ số bit lỗi
C/N: Carrier-to-Noise ratio Tỉ số sóng mang trên nhiễu
CCM: Constant Coding and Modulation Điều chế và mã hóa cố định

DSNG: Digital Satellite News Gathering Thu thập tin tức kỹ thuật số vệ tinhDTT: Digital Terrestrial Television Truyền hình kỹ thuật số mặt đất
DVB: Digital Video Broadcasting Truyền hình kỹ thuật số
DVB-S: DVB – Satellite Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh

DVB-S2: DVB – Satellite, version 2 Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, thế hệ 2EIRP: Effective Isotropic Radiated Power Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
FDM: Frequency Division Multiplex Ghép kênh phân chia tần số
FEC: Forward Error Correction Sửa lỗi tiền
HP: High – Priority Mức ưu tiên cao
HPA: High Power Amplifier Tầng khuếch đại công suất cao
IBO: Input Back-Off Back-Off đầu vào
IP: Internet Protocol Giao thức truyền internet
LDPC: Low Density Parity Check Mã kiểm tra Parity mật độ thấp
LNB: Low-Noise Block Khối khuếch đại nhiễu thấp
LP: Low-Priority Mức ưu tiên thấp
MUX: Multiplex/Multiplexer/Multiplexing Bộ ghép kênh
OBO: Output Back-Off Back-Off đầu ra
OMUX: Output Multiplexer Bộ ghép kênh đầu ra
PER: Packet Error Rate Tỉ lệ lỗi gói
PSK: Phase-Shift Keying Điều chế dịch pha
QAM: Quadrature Amplitude Modulation Điều biên trực pha
QPSK: Quadrature (Quaternary) Phase-Shift Keying Điều chế vuông pha
VCM: Variable Coding and Modulation điều chế và mã hóa biến thiên


Trung Đức (Tổng Hợp)

Tài liệu tham khảo.

[1]. ETSI TR 102 376 V1.1.1 (2005-02)Digital Video Broadcasting (DVB), User guidelines for the second generation system for Broadcasting, Interactive Services, News Gathering and otherbroadband satellite applications (DVB-S2).
[2]. Cutting down space segment costs for interactive services- Alberto Morello, Chairman DVB-S2.
[3]. DVB-S2 ready for lift off - Alberto Morello and Vittoria Mignone.
[4]. Analysis of the bandwidth eifficiency of DVB-S2 in a typical data distribution network, Dirk Breynaert, Maximilien d’Oreye de Lantremange, Newtec CCBN2005, Beijing, March 21-23 2005.
[5].Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Truyền Hình.
[6] A. Morello and V. Mignone: New DVB standard for DSNG — and contribution satellite links
EBU Technical Review No. 277, Autumn 1998
[7] ETSI: EN 301 210: DVB: Framing structure, channel coding and modulation for DSNG and other contribution applications by satellite.
Về Đầu Trang Go down
http://www.diendanvetinh.com.vn
hoangvanha1112
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
hoangvanha1112

Tên Thật : HÀ HOÀNG VĂN
Tổng số bài gửi : 428
Ngày gia nhập : 29/07/2010
Tuổi : 40
Làm việc tại : Yen Bai
Giới tính : Nam

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime2012-05-22, 9:01 am

Bài viết rất hay cảm ơn trungduc đã cho anh em mở rộng tầm mắt Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 818478
Về Đầu Trang Go down
dtduylong
Moderators
Moderators
dtduylong

Tên Thật : Phan Duy Long
Tổng số bài gửi : 665
Ngày gia nhập : 10/05/2012
Tuổi : 50
Đang sống tại : Bà Rịa - Vũng Tàu
Làm việc tại : Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
Giới tính : Nam

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime2012-05-23, 9:04 am

Rất hay! có thêm cơ sở để giải thích cho một số khách hàng VIP. Đây là điều để dẫn đến K49 đi vào cõi vĩnh hằng. hihiThông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 940362
Về Đầu Trang Go down
http://kiemtien123.xyz
thaicam
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
thaicam

Tổng số bài gửi : 151
Ngày gia nhập : 14/11/2010
Đang sống tại : Tây Ninh
Giới tính : Nam

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime2012-05-23, 1:31 pm

về mặt lý thuyết thì nói dvb s2 có nhiều cái hay và lợi , nhưng có thể vài năm nửa việt nam mới ứng dụng được , còn hiện tại s2 chưa đem lại lợi gì cho người sử dụng ,chỉ tiết kiệm được tp có lợi cho nhà cung cấp dich vụ ,cứ nhìn s2 của vtc đi ,về vinasat tin hiệu có tốt hơn asiasat5 nhưng vẫy hay bị vỡ hình , mấy ngày nay tp có kênh an ninh hình bị vỡ liên tục (ban đêm ) , còn s2 tiên tiến avg xem hình ít vỡ hơn nhưng trên diễn đàn mình vẩn có nhiều người nói trưa nắng tín hiệu yếu xem cà giật đó thôi , s2 truyền hình dvb s2 ở thế giới không biết ra sao chứ ở việt nam thaicam thấy chán phèo
Về Đầu Trang Go down
thanhqt
Thành viên năng nổ
Thành viên năng nổ
thanhqt

Tên Thật : THANH
Tổng số bài gửi : 353
Ngày gia nhập : 16/07/2011
Tuổi : 48
Đang sống tại : Quảng Trị
Làm việc tại : APTC
Giới tính : Nam

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime2012-05-23, 3:23 pm

thaicam đã viết:
về mặt lý thuyết thì nói dvb s2 có nhiều cái hay và lợi , nhưng có thể vài năm nửa việt nam mới ứng dụng được , còn hiện tại s2 chưa đem lại lợi gì cho người sử dụng ,chỉ tiết kiệm được tp có lợi cho nhà cung cấp dich vụ ,cứ nhìn s2 của vtc đi ,về vinasat tin hiệu có tốt hơn asiasat5 nhưng vẫy hay bị vỡ hình , mấy ngày nay tp có kênh an ninh hình bị vỡ liên tục (ban đêm ) , còn s2 tiên tiến avg xem hình ít vỡ hơn nhưng trên diễn đàn mình vẩn có nhiều người nói trưa nắng tín hiệu yếu xem cà giật đó thôi , s2 truyền hình dvb s2 ở thế giới không biết ra sao chứ ở việt nam thaicam thấy chán phèo

Đúng vậy Công nghệ cao nhưng chất lượng kém. không khéo mua thiết bị và giải pháp bỏ đi của China thì toi như vinashin, vinaline...coseco...Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 642153
Về Đầu Trang Go down
http://anhphat.thv.vn/
Sponsored content




Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2   Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Triển lãm Công nghệ Viễn thông, CNTT, Truyền thông Truyền hình lớn nhất Việt Nam
» [Thông Báo] Công ty TNHH Thiết Bị Viễn Thông Truyền Hình Ưng Bình Châu đặt banner Quảng Cáo tại forum
» HỘI THẢO GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ WIFI “HỆ THỐNG WIFI THÔNG MINH – THIẾT BỊ WICELL – HYBRID WIFI MESH 802.11s”
» HỘI THẢO GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ WIFI “HỆ THỐNG WIFI THÔNG MINH – THIẾT BỊ WICELL – HYBRID WIFI MESH
» CÔNG NGHỆ WIFI THÔNG MINH – HOÀN HẢO NHẤT HIỆN NAY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: Tài Liệu Kỹ Thuật-
Free forum | Văn hóa | Khác | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất