Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
truyền hình 3D tại việt nam Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Tất cả vì sự phát triển của Truyền Hình Số Việt Nam
truyền hình 3D tại việt nam Th_dvb10
Đăng nhập để Bình Luận
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số

Diễn đàn Truyền Hình Vệ Tinh - Nơi trao đổi, thảo luận các vấn đề về truyền hình kỹ thuật số
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 truyền hình 3D tại việt nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
trungduc91
Administrator
Administrator
trungduc91

Tên Thật : Trần Trung Đức
Tổng số bài gửi : 1554
Ngày gia nhập : 03/03/2010
Đang sống tại : Lâm Đồng
Làm việc tại : DLU
Giới tính : Nam

truyền hình 3D tại việt nam Empty
Bài gửiTiêu đề: truyền hình 3D tại việt nam   truyền hình 3D tại việt nam I_icon_minitime2010-04-27, 10:58 am

Truyền hình 3D là gì? Truyền hình hiện nay
ta đang xem là truyền hình 2D, hình ảnh chỉ có 2 chiều là chiều rộng và
chiều cao. Truyền hình 3D lợi dụng những đặc điểm sinh học của mắt và
não trong thị giác đã sáng tạo ra công nghệ và thiết bị mới để giúp sự
cảm nhận vật thể khách quan theo cả chiều sâu. Màn hình TV 3D
thực chất là một màn hình 2D trên đó xuất hiện đồng thời 2 ảnh của cùng
một cảnh, một dành cho mắt phải, và ảnh kia dành cho mắt trái. Khi không
đeo một loại kính đặc biệt, bằng mắt thường ta sẽ thấy trên màn hình
cùng một vật thể có 2 ảnh giống nhau, nhưng ảnh nọ lệch sang trái (hay
phải) một chút so với ảnh kia. Đeo kính vào, sẽ thấy chỉ còn là một ảnh
trong không gian 3 chiều (ảnh nổi). Hiệu ứng đó gọi là ảo giác
lập thể (stereopsis). Hai mắt của người đã trưởng thành cách nhau khoảng
6,3 cm, do đó cùng một vật thể mỗi mắt nhín theo một góc hơi khác nhau.
Hai hình ảnh trên màn hình TV 3D cũng được quay theo 2 góc hơi khác
nhau, nhưng thông qua cái kính đặc biệt 2 ảnh được tổng hợp lại trong
não thành một, và tạo ra ảo giác có chiều sâu. Công nghệ truyền
hình 3D ngày nay khác hẳn công nghệ anaglyph. Công nghệ cũ dùng kính có
một mắt kính màu đỏ, mắt kính kia màu lam-lục (cyan) để tổng hợp hai ảnh
màu giả (false color). Kết quả là não sẽ nhận thức được một ảnh nổi
không màu và có độ nét kém. Truyền hình 3D ngày nay dùng mắt kính
động bằng tinh thể lỏng, có thể tuần tự che mắt bên này mở mắt bên kia
theo tần số 120 lần/sec. Kính có mạch điện và pin (sạc lại được
sau thời gian dùng > 80 giờ), để được đồng bộ với màn hình thông qua
kết nối Bluetooth. Với công nghệ ngày nay, nói đến TH 3D phải
hiểu đó là truyền hình màu, độ nét cao, trong không gian 3 chiều. Công
nghệ TH 3D và điện ảnh 3D cũng có vài điểm khác nhau. Màn ảnh điện ảnh
3D rộng, không cần khán giả phải tập trung ở một khu vực xem tối ưu, và
không cần kính có cực hóa động. Lộ trình phát triển công nghệ
truyền hình 3D Nhóm phát triển công nghệ của ITU đã công bố lộ
trình phát triển công nghệ TH 3D trong đó sẽ phát triển các hệ thông
minh có thể mô phỏng cách thức mà mắt, não, quan sát và cảm nhận thế
giới qua thị giác. Lộ trình này sẽ trải qua 3 giai đoạn: Thử
nghiệm phát hình ảnh lập thể động để người xem có thể cảm nhận được
chiều sâu của cảnh vật; Giai đoạn 2 sẽ tạo cho người xem cảm giác cảnh
vật gần giống như trong cuộc sống và Giai đoạn 3 sẽ sản xuất các phim
truyền hình giúp người xem cảm nhận cảnh trong phim giống như hoạt động
trong đời sống thực. ITU dự báo rằng để công nghệ này phát triển
đến mức hoàn hảo theo 3 giai đoạn trên cũng phải trải qua một quãng thời
gian từ 15 đến 20 năm. Công nghệ truyền hình 3D sẽ thay đổi hoàn
toàn cách thức phát hình và nội dung của thông tin đa phương tiện, mở
ra những khả năng mới trong giáo dục, y tế, quản lý giao thông.
Nó cũng tác động quan trọng đến lĩnh vực sản xuất phim và chương trình
truyền hình với những thiết bị chuyên dụng mới, để người xem được thưởng
thức hình ảnh sống động trong không gian 3 chiều. Sẽ có truyền
hình 3D trong năm nay Kể từ khi bộ phim 3D Avatar được tung ra
hôm 16/12/2009, công nghệ giải trí 3D đã thực sự bùng nổ và là tâm điểm
của các cuộc triển lãm công nghệ điện tử trên toàn thế giới. Mới
đây DirecTV, tập đoàn truyền hình vệ tinh ở Mỹ đã thông báo rằng họ đã
thuê phóng một vệ tinh mới để phát truyền hình 3D. Vệ tinh này sẽ đi vào
hoạt động chính thức ngay trong tháng 3/2010. Nhưng phải đến tháng 6,
người tiêu dùng trên khắp thế giới mới có thể xem được các kênh hình ảnh
nổi này. Người xem sẽ phải có tivi 3D, và hãng DirecTV đã chuẩn bị đủ
hàng cho mọi nhà! Sony cũng đã tuyên bố hợp sức với kênh
Discovery và tập đoàn IMAX xây dựng mạng lưới truyền hình 3D tại Mỹ,
nhằm cung cấp truyền hình 3D chất lượng cao tới từng gia đình.
Đón đầu cho công nghệ này sẽ là mùa WorlCup 2010 sẽ được kênh truyền
hình thể thao ESPN truyền trực tiếp một số trận bóng đá của World Cup
2010 bằng truyền hình 3D. Ít nhất cũng là 85 sự kiện thể thao, bắt đầu
bằng trận đấu mở màn của World Cup giữa đội Mexico và chủ nhà Nam Phi
ngày 11/6/2010. Truyền hình 3D có được hoan nghênh ? Vẫn
còn quá nhiều lời bàn luận về công nghệ đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi
trong thời gian dài. Bên cạnh việc phải chi một khoản không nhỏ
để mua những chiếc TV mới đắt tiền, mọi người sẽ cảm thấy không thoải
mái vì phải mang một loại kính chuyên dụng mới xem được hình ảnh trong
không gian 3 chiều sống động. Chắc chắn sẽ rất ít người muốn đeo cặp
kính nặng nề này mỗi khi ngồi xuống tập trung xem một bộ phim, một show
truyền hình tại nhà. Ngay cả đến khi mà TV nào cũng xem được
chương trình 3D, thì chắc chắn là người xem cũng chỉ đeo kính khi xem
những chương trình đặc biệt nào đó, chẳng hạn chương trình thể thao hay
điện ảnh, chứ không phải lúc nào cũng đeo kính. Đây là chưa kể
đến vấn đề kinh tế, khi mà các nhà sản xuất TV 3D tuyên bố với mỗi TV
bán ra chỉ cấp kèm theo 1 hoăc 2 cặp kính, do đó việc cả gia đình quay
quần ngồi xem truyền hình 3D xem ra cũng khá tốn tiền (hiện nay chưa nhà
sản xuất thiết bị TH nào cho biết giá cụ thể của 1 cặp kính, nhưng theo
những thông tin từ Toshiba và LG thì không dưới 100 US$). Hơn nữa cũng
chưa biết được là kính của hãng này có tương thích với máy của hãng kia
hay không? Vì chưa có chuẩn chính thức cho 3DTV, các nhà phát
sóng truyền hình cũng đang dùng các định dạng khác nhau. Tổ chức DVB vừa
mới lập ra môđun thương mại (Commercial module of 3DTV, gọi tắt là 3D
CM) và môđun kỹ thuật (Technical module of 3DTV, gọi là 3D TM) để chuẩn
bị hình thành bộ tiêu chuẩn 3DTV Standard. Phần lớn người xem
truyền hình 3D cho biết chỉ khó chịu một tý lúc đầu, nhưng cũng không ít
người sau khi xem một lúc khá lâu nhận thấy ảnh một số đồ vật trên màn
hình bị nhòe, lúc đó bỏ ra sẽ cảm thấy choáng váng, nhức đầu, mệt mắt. Một số người khác, khi đeo kính vào xem chương trình TH 3D không cảm
thấy có vấn đề gì, nhưng lại cảm nhận chẳng khác gì 2D. Ngoài ra, cũng
có khoảng 5% - 10% người Mỹ bị chứng “mù 3D”: trong thiên nhiên họ vẫn
cảm nhận bề sâu tốt, nhưng khi xem video 3D lại không cảm nhận được. Các nhà sản xuất không dám có ảo vọng công nghệ 3D sẽ đạt được những
thành quả to lớn ngay lập tức. Lý do là sản phẩm TV màu với độ nét cao
HDTV đã được mọi người ưa chuộng trong rất nhiều năm. Cũng giống như
những bước tiến mới đây, công nghệ 3D yêu cầu phải cải tiến cơ sở hạ
tầng lĩnh vực điện ảnh và truyền hình, từ việc quay dựng, biên tập cho
đến phát hành. Samsung không ngồi chờ bước tiến của 3D. Hãng này
cho biết những sản phẩm TV của mình có thể chuyển đổi chương trình 2D
bình thường sang 3D. Hiệu quả sẽ không được tốt như bản 3D nguyên gốc
nhưng nó sẽ là xu hướng được người tiêu dùng ưa chuộng cho đến khi công
nghệ 3D được cải tiến hơn. Hãng dịch vụ vệ tinh DirecTV ngày
6/1/2010 cũng đã tuyên bố sẽ gửi các bản nâng cấp phần mềm đến các
set-top box của mình để cho phép việc tiếp nhận các chương trình 3D. Toshiba cũng đã có kế hoạch tung ra một dòng sản phẩm mới với 5 mẫu TV
trong năm nay. Những chiếc TV này thực hiện việc chuyển đổi từ 2D sang
3D trong một chiếc hộp riêng biệt có bộ vi xử lý mạnh tương tự thiết bị
được sử dụng trong máy PlayStation 3 của Sony. Cũng giống như các nhà
sản xuất khác, Toshiba chưa công bố mức giá của những chiếc TV này,
nhưng chắc chắn là sẽ rất đắt. Ngay cả khi có thể xem TV 3D tại
nhà mà không cần đeo kính vẫn khó dự đoán xem người tiêu dùng có sẵn
lòng bỏ thêm tiền để thưởng thức hay không, vì những giải pháp này
thường yêu cầu người xem phải giữ nguyên tư thế và chất lượng hình ảnh
cũng thấp hơn. Một nhà kinh doanh ở San Francisco cho biết ông không
chắc sẽ nhảy sang mua TV 3D ngay bởi ông mới mua một chiếc HDTV 52 cách
đây 6 tháng với giá 1.800 USD! Nguồn: Hội Vô tuyến điện tử Việt
Nam PV. [You must be registered and logged in to see this link.]


truyền hình 3D tại việt nam 3D-shutter%20%286%29
truyền hình 3D tại việt nam 3dtv-1
truyền hình 3D tại việt nam 3D-shutter%20%283%29
truyền hình 3D tại việt nam Lg_led_3d_tv_lx9500


Trung Đức (thực hiện).
Về Đầu Trang Go down
http://www.diendanvetinh.com.vn
 

truyền hình 3D tại việt nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Truyền hình cáp Việt Nam
» Lại một bài viết về truyền hình theo kiểu gà mờ.
» VTV và đối tác Nhật Bản ký kết Dự án đầu tư xây tháp truyền hình Việt Nam
» Lộ trình số hóa truyền hình ở Việt Nam.
» Bài viết liên quan đến truyền hình trả tiền

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Công nghệ Truyền hình số  :: Công Nghệ DVB :: tin tức về truyền hình-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất